Tổng quan về 7 lãng phí trong năng suất chất lượng

Loại bỏ lãng phí là loại bỏ tất cả hoạt động không đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và các bên hữu quan.

Theo Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm chống lãng phí ngày 26/2/1998 thì Lãng phí là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác vượt quá mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, nhưng chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định.

Lãng phí còn mang ý nghĩa sử dụng nguồn lực chưa hợp lý, ảnh hưởng và làm giảm chất lượng cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và các bên hữu quan.

Theo cách tiếp cận sản xuất tinh gọn Lean (lean manufacturing), khái niệm lãng phí được hiểu dựa trên việc xác định rõ công đoạn, quá trình sản xuất kinh doanh nào tạo ra giá trị gia tăng và công đoạn, quá trình nào không tạo ra giá trị gia tăng. Bằng cách phân loại tất cả hoạt động, công đoạn thành hai dạng giá trị này, doanh nghiệp sẽ có thể nhận diện và bắt đầu hành động cải tiến, loại bỏ các lãng phí.

Theo cách phân loại này thì lãng phí là hoạt động hay kết quả không làm tăng giá trị cộng thêm cho một hoạt động hay dịch vụ nào đó. Khi đưa khái niệm lãng phí vào doanh nghiệp thì có thể thấy lãng phí là những hoạt động gây hao tốn nguồn lực mà không tạo ra giá trị cho khách hàng, được đánh giá qua ba yếu tố là "chất lượng", "giá cả" và "thời gian giao hàng”. Tuy nhiên, những lãng phí này thường ở dạng "vô hình" mà hầu hết doanh nghiệp đều mắc phải. Nó làm cho hoạt động của doanh nghiệp thiếu hiệu quả và đẩy giá thành sản phẩm lên cao.

 Loại bỏ lãng phí là loại bỏ tất cả hoạt động không đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và các bên hữu quan.

Loại bỏ lãng phí là loại bỏ tất cả hoạt động không đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và các bên hữu quan. Do đó, doanh nghiệp cần nhận thức về sự lãng phí từ góc độ khách hàng và các bên 7 hữu quan. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng và các bên hữu quan đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp phải được xem là dư thừa, lãng phí và nên được ghi nhận, loại bỏ.

Để giảm lãng phí, trước hết doanh nghiệp phải xác định những dạng lãng phí nào đang tồn tại và mức độ ra sao. Nguyên nhân chính phát sinh lãng phí trong doanh nghiệp là đến từ hoạt động của con người và hệ quả của quá trình sản xuất tạo ra bao gồm hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm và hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm.

Trong doanh nghiệp sản xuất, mỗi công đoạn là một chuỗi quá trình hoặc các bước, bắt đầu từ nguyên liệu thô và kết thúc bằng sản phẩm cuối cùng hoặc dịch vụ. Tại mỗi bước, giá trị được tăng thêm cho sản phẩm sau đó đến công đoạn tiếp theo. Các nguồn lực tại mỗi quá trình, con người, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng... có thể tạo ra giá trị gia tăng hoặc không tạo ra giá trị gia răng. Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng là những hoạt động làm thay đổi hình dáng, cấu trúc sản phẩm; tính chất sản phẩm và các bên hữu quan sẵn sàng chi trả cho hoạt động đó.

Có nhiều phương pháp tiếp cận và loại bỏ lãng phí trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận loại bỏ lãng phí theo sản xuất tinh gọn Lean là tương đối đơn giản và dễ hiểu.

Theo cách tiếp cận trên, lãng phí trong sản xuất, kinh doanh được phân thành bảy loại, bao gồm: Lãng phí do Sai lỗi/ Khuyết tật (Defect), Sản xuất dư thừa ( Over Production), Tồn kho (Inventory), Thao tác (Motion), Vận chuyển ( Transportation), Chờ đợi (Waiting), Gia công/xử lý thừa (Over processing).

Nguồn: Vietq.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Bản tin KH&CN
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay31,757
  • Tháng hiện tại429,227
  • Tổng lượt truy cập2,258,253
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây