Đà Nẵng ra mắt công nghệ xử lý rác thải hiện đại nhất Việt Nam

Công ty cổ phần môi trường Việt Nam vừa chính thức ra mắt Lễ công bố công nghệ xử lý chất thải rắn (nilon) và cho ra thành phẩm chính là dầu PO và RO. (Hình ảnh ba sản phẩm chính là dầu PO&RO, than sinh học và gạch blog).

Đây được xem là công nghệ xử lý rác thải hiện đại nhất và tiện ích nhất do người Việt Nam tự nghiên cứu, sáng chế và lần đầu tiên được áp dụng tại thành phố Đà Nẵng.

 

Được xây dựng trên diện tích 12 ha và đầu tư khoảng 120 tỷ (giai đoạn 1), Nhà máy xử lý chất thải rắn Khánh Sơn, Đà Nẵng được xem là Nhà máy xử lý rác thải có công nghệ hiện đại nhất Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, Công ty cổ phần môi trường Việt Nam tiếp tục đầu tư hơn 400 tỷ trong giai đoạn hai, nhằm nâng cấp và hoàn thiện chu trình khép kín cho ra 3 sản phẩm tiện ích cùng một lúc là dầu, than sinh học và gạch.

Theo như công bố, thì tất cả rác thải rắn (nilon) đều trải qua quy trình khép kín trong máy tách lọc và cho ra sản phẩm chính là dầu PO (dầu chạy máy nổ) và dầu RO (dầu đốt). Công suất thiết kế của nhà máy đạt 650 tấn rác/ngày, trong đó, chất thải nilon chiếm 8% và trung bình 3 tấn nilon thì sẽ cho ra thành phẩm là 1 tấn dầu. Ngoài sản phẩm chính này thì với công nghệ tách lọc khép kín, các thành phần khác của rác như đất, cát, chai, lo... sẽ cho ra hai sản phẩm tiện ích phục vụ cho công nghiệp và xây dựng, đó là than sinh học và gạch blog. Đây được xem là bước đột phá mới trong công nghệ xử lý chất thải và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần môi trường Việt Nam cho biết: Chúng tôi cảm thấy rất vui vì lần đầu tiên Việt Nam đã nghiên cứu và sáng chế ra công nghệ xử lý chất thải rắn một cách rất tiện ích và hiện đại nhất Việt Nam. Với công nghệ này, tất cả các rác thải rắn đều được xử lý triệt để và cho ra 3 sản phẩm phục vụ công nghiệp và xây dựng là dầu, than sinh học và gạch blog. Tất cả các sản phẩm này đều được kiểm định chất lượng và đã được bao tiêu đầu ra.

Với sự ra đời của công nghệ xử lý rác thải lần đầu tiên tại Việt Nam và cũng do chính tay người Việt tự mày mò, nghiên cứu và sáng chế, trong tương lai gần công nghệ này sẽ được áp dụng trên toàn quốc và sẽ chuyển giao cho một số nước khác trên thế giới.

(TheoMoitruongxanh)


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây