Hải Dương áp dụng thành công công nghệ xử lý nước thải tại bệnh viện có từ 100-150 giường bệnh

Hiện nay chất thải bệnh viện được xem là loại chất thải đặc biệt nguy hiểm, nếu không được xử lý triệt để thì từ đây có thể gây ra các ổ dịch lớn hậu quả khôn lường, sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư.
Tỉnh Hải Dương tính đến đầu năm 2006 có 12 bệnh viện tuyến huyện có số lượng trung bình từ 100- 130 giường bệnh/ bệnh viện. Dự báo đến năm 2010 sẽ là 120- 150 giưòng bệnh ngoài ra do nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thì sẽ có thêm một số bệnh viện tư nhân có số lượng giưòng tuơng tự ra đời.

Theo như số liệu khảo sát thì lượng nước thải hiện nay của các bệnh viện tuyến huyên trung bình từ 18 - 20 m3/ ngày đêm không được xử lý mà đổ thẳng ra môi trường, một số nơi còn đổ vào nguồn nước tưới của vùng trồng rau. Chất lượng nước thải nhiều chỉ tiêu nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép: BOD5: 75mg/l; COD 140mg/l; TSS 150 mg/l; tổng coli from: 24.000 vk/ 100ml....
*Đề xuất và lựa chọn phương pháp xử lý nước thải phù hợp.
Hiện nay về xử lý nước thải nói chung và nước thải của bệnh viện nói riêng có nhiều phương pháp, song tổng hợp lại người ta phân ra 3 phương pháp xử lý nước thải như sau:
­- Phương pháp xử lý cơ học.
- ­Phương pháp hóa học.
- Phương pháp sinh học:
Việc ứng dụng phương pháp nào, cũng như kết hợp các phương pháp trong hệ thống xử lý là tùy thuộc vào đặc tính của nước thải và các điều kiện thực tế nơi áp dụng công nghệ. Kết quả cuối cùng của giải pháp là giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, đạt các tiêu chuẩn quy định của luật pháp.
Đối với xử lý nước thải của Bệnh viện huyện tại tỉnh Hải Dương, chúng tôi căn cứ vào tính chất của nước thải, lưu lượng nước thải đã lựa chọn giải pháp công nghệ là "Phân hủy kỵ khí và phân hủy sinh học đệm cố định" theo hệ thống bể lọc kỵ khí của DEWATS và được cải tiến khâu vật liệu lọc
* Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tuyến huyện-hệ thống bể lọc kỵ khí của DEWATS .
Hệ thống bể lọc kị khí DEWATS và xử lý các chất không lắng đọng, các chất hòa tan trong nước thải bằng cách làm cho nó tiếp xúc mật thiết với khối vi khuẩn hoạt tính dư thừa. Khối vi khuẩn dư thừa này cùng với các vi khuẩn "đói" sẽ tiêu hủy các chất hữu cơ phân tán hoặc hòa tan trong một thời gian lưu ngắn. Vi khuẩn dư thừa có được là nhờ cơ chế sau:
- Hầu hết các vi khuẩn là bất động, chúng sẽ bị cuốn trôi ra khỏi bể phân huỷ theo dòng nước thải. Ngoài ra thì các vi khuẩn kỵ khí sinh Mêtan (CH4) lại tăng trưởng rất chậm. Vì vậy trong các bể phân huỷ thông thường mật độ vi khuẩn kỵ khí rất thấp. Muốn cho các chất hữu cơ phân huỷ được hết thì chúng phải được lưu giữ ở trong bể một thời gian dài .
- Các vi khuẩn có xu hướng cố định vào các vật rắn. Khối vật liệu lọc đặt trong bể là để cung cấp cho vi khuẩn bề mặt bám vào. Nhờ có vật liệu lọc mà mật độ vi khuẩn được giữ lại trong bể tăng lên gấp nhiều lần (vật liệu lọc có thể tạo ra diện tích tiếp xúc bề mặt từ 90m2 đến 300m2 trong 1m3), chính vì vậy mà nước thải khi chảy qua lớp vật liệu lọc sẽ được tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn. Diện tích bề mặt cho vi khuẩn tiếp xúc càng lớn thì quá trình phân huỷ càng nhanh.
* Quy trình công nghệ sinh học xử lý nước thải tại các bệnh viện huyện
•· Nguyên lý làm việc:
- Toàn bộ nước thải của bệnh viện được thu gom lại bằng hệ thống hố ga và đường ống nhựa P.V.C dẫn tự chảy về hố ga tập trung tại bể xử lý.
- Máy bơm bơm nước thải vào ngăn chứa để xử lý, từ đây nước thải tràn sang máng của ngăn lọc và chảy từ dưới lên qua lớp vật liệu lọc. Cứ như vậy qua 3 ngăn có lớp xỉ lọc của bể rồi chảy sang hố ga cuối bể và được hoà trộn với Clo để khử trùng trước khi chảy ra ngoài.
- Nước thải được lưu giữ trong bể 1 ngày đêm. Dưới tác dụng của các vi khuẩn yếm khí, các chất hữu cơ có trong nước thải được các vi sinh vật phân huỷ và làm sạch tạo thành bùn và giữ lại trong lớp lọc của bể.
•· Quy trình vận hành:
Vận hành hệ thống đường ống thu gom và các hố ga:
- Nước thải được thu vào các hố ga theo đường ống PVC tự chảy về bể xử lý. Các hố ga phải có nắp đậy bê tông cốt thép và không thu nước mưa vào.
Cứ 3 tháng lại phải vét bùn đất ở các hố ga để tránh tắc ống, không để cho rác, dẻ, bông băng vệ sinh xuống hố ga chảy trong đường ống.
Vận hành bể xử lý:
- Khi nước thải trong ngăn thu của bể ngập đường ống dẫn nước thải vào thì cho máy bơm chìm bơm nước thải hoạt động (Hiệu quả nhất là lắp van phao tự động) để máy bơm tự động bơm nước thải lên bể xử lý. Khi tới mực nước Min thì cho bơm dừng lại. (Hoặc bơm tự động ngắt do van phao)
- Khi bơm nước thải làm việc thì bơm định lượng dung dịch Cl-o cũng hoạt động để bơm dung dịch Clo vào hố ga cuối bể và được hoà trộn trước khi đổ ra ngoài.
Trong quá trình hoạt động của bể qua thời gian lượng bùn đọng lại tại các lớp vật liệu lọc gây cho tốc độ trong bể lọc chậm và chất lượng xử lý nước kém thì phải tiến hành thay rửa bể bằng cách rửa từng ngăn dùng máy bơm bơm nước thải ra khỏi ngăn bể từ đáy ngăn bể và dùng nguồn nước sạch phun từ trên mặt xuống có kết hợp đảo lớp vật liệu lọc. Sau đó lớp vật liệu lọc có hao hụt thì bổ sung tiếp cho đủ thiết kế.
- Lượng Clo hoạt tính để khử trùng lấy theo TCVN: 5g/m3(với Bệnh viện 150 giường cần 72m3x5g/m3 = 360g với bệnh viện 120 giường cần 60m3x5g/m3 = 300g)
* Triển khai áp dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải bệnh viện
Tính đến thời điểm 12/2008 tỉnh Hải Dương có 17 bệnh viện áp dụng công nghệ này
Thiết kế công trình:
- Hệ thống ống thu nước thải: Nước thải từ các khu công trình vệ sinh, phòng, khoa của Bệnh viện được dẫn về ga thu nước bằng ống nhựa (đường kính ống đủ rộng để tránh tắc), trên đường dẫn nước có bố trí các hố ga để lắng sơ bộ các chất cặncó trong nước thải.
- Bể thu nước: Là nơi chứa nước thải từ các khu vực phòng khám của bệnh viện chảy về, thể tích của bể thu khoảng 4,5 m3, được xây bằng gạch, xi măng cát đảm bảo nước thải không thấm ra ngoài.
- Bể lắng: Có dung tích khoảng 6m3 được xây bằng gạch, xi măng cát đảm bảo không thấm.
- Bể lọc kỵ khí: Được thiết kế 3 bể liên tiếp nhau, mỗi bể có thể tích khoảng 18 m3 và được thiết kế như sau: Cách đáy bể 0,4m được đặt xà bê tông để đỡ tấm đan đục lỗ (lỗ tấm đan có đường kính 5 cm, khoảng cách lỗ 10cm). Mỗi bể được thiết kế xà đỡ bê tông, chống xà đỡ là các trụ bằng gạch đặt ở giữa và phía 2 đầu xà, và 12 tấm đan đặt lên xà. Trên mặt lớp tấm đan cách tường bể về phía bể lắng khoảng 0,25m được xây một bức tường gạch 10, làm thành một khoang trống dẫn nước thải từ bể lắng thường để đi xuống dưới đáy bể lọc. Phần còn lại của bể lọc phía trên tấm đan đục lỗ là một lớp vật liệu lọc có kích thước từ 5 đến 10 cm, mỗi bể có dung tích chứa đá là 8m3. Nước thải từ khoang trống xuống đáy bể được lọc ngược lên phía trên qua lớp vật liệu lọc để chảy sang bể lọc thứ 2 và 3, và sau khi đã chảy qua 3 bể theo nguyên lý lọc ngược nước sẽ chảy sang bể khử trùng và ra ngoài
Tính đến nay đã có 14 đơn vị đã thực hiện áp dụng mô hình này và đạt kết quả tốt.
Chất lượng nước thải sau khi xử lý
Sau 3 -5 tháng vận hành ổn định hệ thống xử lý, tiến hành lấy mẫu nước thải đầu vào và mẫu nước thải sau khi xử lý, kết quả như sau:
•· Chất lượng nước trước khi xử lý:
Mẫu nước thải trước khi qua hệ thống xử lý để phân tích, đánh giá về chất lượng nước thải như sau: Các chỉ tiêu đềucó nồng độ vượt ngưỡng cho phép của nước thải loại B (theo tiêu chuẩn 5945-1995). Tổng số Coliform = 23.000-24000(VK/100ml), COD = 140- 160(mg/l), BOD5 =50- 75 (mg/l); TSS (mg/l)=150- 200....
•· Chất lượng nước sau khi xử lý:
Mẫu nước thải sau khi đã qua hệ thống xử lý để phân tích, đánh giá về chất lượng nước thải, chỉ tiêu như sau:
Các chỉ tiêu đều có nồng độ dưới ngưỡng cho phép của nước thải loại B (theo tiêu chuẩn 5945-1995).Tổng số Coliform )= 150- 7000(VK/100ml; COD = 34-76(mg/l) ; BOD5 = 10- 32(mg/l); TSS )= 17- 91(mg/l
Riêng vi khuẩn đầu ra còn tồn tại, đặc biệt là vi khuẩn Faecal Coliform phải được xử lý bằng chất khử trùng trước khi thải ra môi trường. Vấn đề này yêu cầu bệnh viện tuân thủ quy trình công nghệ xử lý.
.Hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học
- Hiệu quả về xử lý ô nhiễm môi trường: Hệ thống xử lý nước thải vận hành đã thu gom toàn bộ lượng nước thải của bệnh viện, trước đây lượng nước thải này không được thu gom và chảy tự do ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
- Hiệu suất xử lý:Hệ thống xử lý nước thải theo nguyên lý của DAWATS qua các kết quả phân tích bước đầu ra áp dụng ở các bệnh viện huyện Ninh giang , Thanh miện nồng độ của chất BOD5, COD , TSS đầu ra đã giảm được 50%- 80%. (Hệ thống bể tự hoại thông thường không có phần phân huỷ nhờ đệm cố định chỉ đạt 25-50%), và đạt khá ổn định, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định ( loại B)
Hiệu suất xử lý tăng 30%, sau khi Sở Khoa học và công nghệ đã nghiên cứu thay thế vật liệu lọc bằng xỉ gốm do vậy thời gian nước thải được vi khuẩn làm sạch giảm xuống từ 3 ngày còn 1 ngày.
- Hiệu quả về kinh tế: Công nghệ đã lựa chọn có mức đầu tư thấp hơn so với công nghệ khác, bằng 1/4 -1/3 so với công nghệ của chương trình cung cấp nước sạch và VSMT( trên 1 tỷ) khoảng 300 triệu / công trình xử lý, chi phí vận hành không lớn, vận hành và bảo dưỡng công trình dễ dàng, phù hợp với điều kiện tài chính, kỹ thuật và nhân lực của bệnh viện quy mô 100-150 giường bệnh.

Trần Thị Thuận


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,310,914
  • Tổng lượt truy cập4,016,118
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây