Mới đây, ba nam sinh viên Cao Đăng Khoa, Phạm Xuân Phương, Trương Minh Vũ (lớp 10CDT1, Khoa Cơ khí, ĐH Bách khoa Đà Nẵng) đã chế tạo thành công máy in chi tiết nhựa 3D. Công nghệ in 3D đã được nhiều nước trên thế giới ứng dụng thành công ở các lĩnh vực như y tế, giáo dục, thực phẩm, quân sự… nhưng “Ở trong nước, chỉ có nhập linh kiện, máy móc về lắp ráp để sản xuất, lại chưa áp dụng rộng rãi do giá thành quá cao. Với mục đích đem công nghệ in 3D gần hơn với người Việt Nam, và tạo nên sản phẩm in 3D giá rẻ trên thị trường nên tụi mình bắt tay vào nghiên cứu chế tạo máy in chi tiết nhựa 3D”, Khoa cho biết.
Máy in 3D của ba bạn trẻ được phát triển từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Để hiện thực hóa đồ án này, từ tháng 12/2014 đến tháng 2/2015, ba người bạn đã phải dè xẻn, tiết kiệm để góp tiền mua linh kiện, chi tiết, trong đó đa số đều tận dụng từ sản phẩm phế thải đi mua khắp nơi, cái nào không có thì mua mới nhưng chỉ dám dùng loại bình thường.
Sản phẩm được hoàn thành sau ba tháng đã giành giải nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học Khoa Cơ khí và sau đó là giải nhất tại Ngày hội Nghiên cứu khoa học của trường, được Hội đồng Khoa học của trường ĐH Bách khoa, Sở KH&CN Đà Nẵng đánh giá rất cao về tính ứng dụng.
Khoa cho biết, trong khi máy in 3D được bán trên thị trường với giá từ 15 đến 22 triệu một chiếc thì chi phí để làm ra chiếc máy in 3D của ba bạn trẻ chỉ mất chỉ 4 triệu đồng nhưng lại cho sản phẩm tương tự.
Sản phẩm được hoàn thành sau ba tháng đã giành giải nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học Khoa Cơ khí và sau đó là giải nhất tại Ngày hội Nghiên cứu khoa học của trường, được Hội đồng Khoa học của trường ĐH Bách khoa, Sở KH&CN Đà Nẵng đánh giá rất cao về tính ứng dụng.
Khoa cho biết, trong khi máy in 3D được bán trên thị trường với giá từ 15 đến 22 triệu một chiếc thì chi phí để làm ra chiếc máy in 3D của ba bạn trẻ chỉ mất chỉ 4 triệu đồng nhưng lại cho sản phẩm tương tự.
Cấu tạo chính của máy gồm các bộ phận như: Thanh trượt, trục inox, bộ truyền, bộ vít đai ốc, bộ truyền đai răng (dây cua roa), bàn gia nhiệt, mạch điều khiển, màn hình LCD… Quy trình làm ra sản phẩm như sau: người sử dụng thiết kế các sản phẩm 3D bằng các phần mềm chuyên dụng như Solidword, Pro-engineer, Sketchup… sau đó xuất file có định dạng .STL lưu vào thẻ nhớ SD card hoặc USB rồi cắm vào máy in thông qua bộ điều khiển LCD và biến trở để tiến hành in. Hoạt động của máy phụ thuộc nhiều nhất vào nguyên liệu sản xuất và đầu đốt. Hiện tại, máy in chi tiết nhựa 3D của ba bạn chế tạo áp dụng với nguyên liệu là sợi nhựa cho ra sản phẩm là nhựa.
Được biết, hai bạn Phạm Xuân Phương, Trương Minh Vũ đã đi làm cho các công ty trước khi nhận bằng đại học, còn Khoa đến tháng Tám này mới bắt đầu đi làm.
Nguồn: Tia Sáng (11/8)