10% gạo tại thị trường Trung Quốc có chứa cadmium, loại hóa chất độc hại có thể gây bệnh suy thận và mềm hóa xương, kết quả nghiên cứu của ĐH Nông nghiệp Nam Kinh cho thấy.
Nghiên cứu hơn 100 mẫu gạo có mặt trên thị trường Hoa Đông, Đông Bắc, Hoa Trung, Tây Nam, Hoa Nam và Hoa Bắc, các chuyên gia tại ĐH này phát hiện, khoảng 10% số mẫu có hàm lượng kim loại nặng cadmium vượt tiêu chuẩn. Đặc biệt, gạo tại các tỉnh như Giang Tây, Hồ Nam và Quảng Đông có tỷ lệ nhiễm độc cao hơn.
Trước đó, hồi năm 2002, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng khảo sát các loại gạo có mặt trên thị trường. Kết quả cho thấy nhiều loại gạo bị nhiễm kim loại nặng, trong đó tỷ lệ nhiễm chì trên 28,4% và nhiễm cadmium 10,3%.
Theo Giáo sư Pan Genxing, trưởng nhóm nghiên cứu của ĐH Nông nghiệp Nam Kinh, nguyên nhân gạo nhiễm cadmium là do đất trồng bị nhiễm cadmium, đồng, kẽm, chì và thạch tín. Chuyên gia này nhấn mạnh: "Ngộ độc cadmium là quá trình tích lũy lâu dài. Với mức tiêu thụ gạo của người dân thành phố thì có thể chưa đạt đến mức ngộ độc cadmium".
Tuy nhiên, nông dân trồng lúa tại vùng đất bị ô nhiễm thì khó tránh khỏi bị nhiễm độc bởi họ sản xuất và ăn cơm ngày ba bữa bằng gạo bị ô nhiễm.
Li Wenxiang, một người dân tại làng Sidi thuộc khu tự trị Zhuang cho hay, anh ăn loại gạo được trồng trong làng suốt 28 năm nay. Tuy nhiên, gần đây anh thường xuyên bị đau ở các khớp xương ở chân. Anh cho biết thêm, nhiều học giả từng tới làng anh nghiên cứu và kết luận, mảnh đất tại đây nhiễm độc từ những năm 1960.
Trung Quốc sản xuất gần 200 triệu tấn gạo mỗi năm. Giới chuyên gia cho rằng, chính hình thức tự cung tự cấp của nông dân Trung Quốc là một trong những nguyên nhân gây nên vấn đề gạo "bẩn". Tại các nước phương Tây, nông dân và những doanh nghiệp lớn hợp tác đầu tư sản xuất. Nếu phát hiện mảnh đất canh tác bị nhiễm độc, doanh nghiệp sẽ cấp vốn để nông dân di dời nơi sản xuất hoặc xử lý ô nhiễm. Tuy nhiên, nông dân Trung Quốc không có đủ kinh phí để lo đến chuyện nghiên cứu môi trường đất
Trước đó, hồi năm 2002, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng khảo sát các loại gạo có mặt trên thị trường. Kết quả cho thấy nhiều loại gạo bị nhiễm kim loại nặng, trong đó tỷ lệ nhiễm chì trên 28,4% và nhiễm cadmium 10,3%.
Theo Giáo sư Pan Genxing, trưởng nhóm nghiên cứu của ĐH Nông nghiệp Nam Kinh, nguyên nhân gạo nhiễm cadmium là do đất trồng bị nhiễm cadmium, đồng, kẽm, chì và thạch tín. Chuyên gia này nhấn mạnh: "Ngộ độc cadmium là quá trình tích lũy lâu dài. Với mức tiêu thụ gạo của người dân thành phố thì có thể chưa đạt đến mức ngộ độc cadmium".
Tuy nhiên, nông dân trồng lúa tại vùng đất bị ô nhiễm thì khó tránh khỏi bị nhiễm độc bởi họ sản xuất và ăn cơm ngày ba bữa bằng gạo bị ô nhiễm.
Li Wenxiang, một người dân tại làng Sidi thuộc khu tự trị Zhuang cho hay, anh ăn loại gạo được trồng trong làng suốt 28 năm nay. Tuy nhiên, gần đây anh thường xuyên bị đau ở các khớp xương ở chân. Anh cho biết thêm, nhiều học giả từng tới làng anh nghiên cứu và kết luận, mảnh đất tại đây nhiễm độc từ những năm 1960.
Trung Quốc sản xuất gần 200 triệu tấn gạo mỗi năm. Giới chuyên gia cho rằng, chính hình thức tự cung tự cấp của nông dân Trung Quốc là một trong những nguyên nhân gây nên vấn đề gạo "bẩn". Tại các nước phương Tây, nông dân và những doanh nghiệp lớn hợp tác đầu tư sản xuất. Nếu phát hiện mảnh đất canh tác bị nhiễm độc, doanh nghiệp sẽ cấp vốn để nông dân di dời nơi sản xuất hoặc xử lý ô nhiễm. Tuy nhiên, nông dân Trung Quốc không có đủ kinh phí để lo đến chuyện nghiên cứu môi trường đất
(TheoNN)