Tại hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVII diễn ra ngày 4/12, các đại biểu thảo luận, góp ý vào Dự thảo (lần 1) Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025...
Năm 2024, tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch, dự kiến vượt và đạt 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra (8 chỉ tiêu vượt và 5 chỉ tiêu đạt kế hoạch; 2 chỉ tiêu không hoàn thành).
Trong đó có 6 điểm nổi bật đó là tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%). Hoàn thành vượt 46,7% dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024; tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là công trình giao thông trọng điểm, quan trọng kết nối liên vùng hoàn thành mở rộng không gian phát triển mới; hoàn thiện hạ tầng đô thị TX. Kinh Môn đã được công nhận là đô thị loại III; Quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân các nguồn vốn đầu tư; kịp thời ban hành thực hiện nhiều chính sách về an sinh xã hội; hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; chủ động ứng phó khắc phục kịp thời hậu quả cơn bão số 3; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định, được giữ vững.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%), trong đó giá trị tăng thêm của ngành Nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,06%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 13,14%; Dịch vụ tăng 7,52%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,81%.
Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) đạt 212.386 tỷ đồng, tăng gấp 1,14 lần so với năm 2023; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng đúng hướng, tỷ trọng các ngành nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng là 8,2%-56,7%-26,4%-8,7%.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp ước đạt 22.943 tỷ đồng, đạt 99,3% kế hoạch năm và tăng 1,9% so với năm 2023; giá trị sản xuất trên đất trồng trợ và nôi trồng thuỷ sản đạt 205,6 triệu đồng/ha (vượt mục tiêu 205 triệu đồng/ha). Các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, sản xuất theo quy trình GAP ứng dụng công nghệ cao được duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Tổng diện tích cấy lúa là 107.318 ha, năng suất, chất lượng được nâng cao. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được triển khai đồng bộ, rộng khắp, đến nay đã có 400 sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP. Có 99 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 32 xã kiểu mẫu, đạt tỷ lệ 18% (vượt mục tiêu 16,8%).
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh với năm 2010) ước đạt 387.871 tỷ đồng, đạt 103,4% kế hoạch và tăng 14,8% so với năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 12,9%.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng (giá so sánh năm 2010) ước đạt 24.371 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm và tăng 10,73% so với năm 2023.
Lĩnh vực dịch vụ phát triển đa dạng, tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) ước đạt 54.664 tỷ đồng, đạt 101,1% kế hoạch năm và tăng 8% so với năm 2023.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 28.813 tỷ đồng, tăng 46,7% so với dự toán. Trong đó thu nội địa đạt 24.588 tỷ đồng, tắng 45,3%, thu xuất nhập khẩu đạt 4.092 tỷ đồng, tăng 50,4%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 64.360 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2023. Thu hút đầu tư trong nước đạt kết quả tích cực, ước tổng vốn đăng ký khoảng 11.489 tỷ đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2023. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 625,6 triệu USD. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với năm 2023.
Trong các lĩnh vực văn hoá - xã hội, y tế; lao động việc làm, bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm và đạt những kết quả tích cực. Hoạt động khoa học, công nghệ và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường đã triển khai kế hoạch KHCN năm 2024 với tổng số 24 đề tài. Thẩm định công nghệ của 42 dự án đầu tư; tổ chức 05 hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ đánh giá về công nghệ trạm xử lý nước thải. Thẩm định hồ sơ cấp 02 chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ, 7 giấy đăng ký chuyển giao công nghệ; tư vấn hỗ trợ 12 lượt cho tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; công nhận 161 sáng kiến cấp tỉnh; cấp 38 giấy phép tiến hành công việc bức xạ, 24 chứng chỉ nhân viên bức xạ. Thẩm định 357 hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu cho các doanh nghiệp; 38 hồ sơ công bố hợp quy; kiểm định 21 nghìn phương tiện đo các loại, thử nghiệm 200 mẫu vật liệu xây dựng…
Chú trọng xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; giải quyền vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ. Chủ động ứng phó và khác phục hiệu quả các sự cố môi trường. Kịp thời xử lý hơn 497 sự cố đê điều, thuỷ lợi dứng phó với bão và hoàn lưu bão. Đến nay về cơ bản hệ thống công trình thuỷ lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh được bảo vệ an toàn.
Tập trung phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông, chuyển dịch sang hạ tầng ICT là nền tảng cho chuyển đổi số nhằm phát triển kỹ năng số, công dân số, văn hoá số. Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đạt 83%. Kết quả số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt tỷ lệ 98,89%. Kết quả triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 93%, tăng 18% so với cuối năm 2023.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 95%. Số giao dịch trên sàn thương mại điện tử đứng thứ 7/63 toàn quốc. Doanh thu tại các kho ở Hải Dương trên sàn thương mại điện tử đứng tứ 6 toàn quốc.
Chủ động xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ tỉnh, củng cố an ninh quốc phòng, an ninh, khắc phục thiên tai, dịch bệnh; tích cực khắc phục cháy rừng và hậu quả cơn bão số 3 với hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ lực lượng thường trực, dân quân tự vệ và phối hợp gần 2.000 cán bộ, chiến sỹ đơn vị chủ lực tham gia. Thực hiện quyết liệt các biện pháp đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng và chức vụ, ma tuý, môi trường, xử nghiệm các hành vi vi phạm liên quan đến hệ thống công trình Bắc Hưng Hải.
Hải Dương xác định năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Hội nghị đã tập trung thảo luận 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và các giải pháp. Tỉnh phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trên 10%; thu ngân sách nội địa tăng 10% so với dự toán; tỷ lệ đô thị hóa đạt 45% trở lên. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với số dân đạt 95%; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 0,43%.
Năm 2025, tỉnh tập trung rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành phù hợp với quy hoạch tỉnh; trình thẩm định, phê duyệt Đề án thành lập Khu kinh tế chuyên biệt tỉnh Hải Dương. Cùng với đó, Hải Dương cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là các lĩnh vực: cải cách hành chính, quy hoạch, đầu tư, chuyển đổi số, đồng hành hỗ trợ các nhà đầu tư, xử lý các dự án chậm tiến độ; tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối vùng, hạ tầng số, đô thị thông minh, nông thôn mới kiểu mẫu…
Hải Dương tập trung các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thúc đẩy phát triển y tế tư nhân và chuyển đổi số trong ngành Y tế. Đồng thời, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường; tập trung xử lý triệt để các vi phạm sử dụng đất sai mục đích, vi phạm quy định xây dựng, hành lang an toàn đường bộ, công trình thủy lợi...
Năm 2025, Trung ương giao dự toán thu ngân sách Nhà nước cho Hải Dương là 27.580 tỷ đồng, tăng 40% so với dự toán năm 2024. Để đảm bảo các mục tiêu về thu ngân sách, tỉnh đẩy mạnh theo dõi, kiểm tra, tăng cường rà soát các nguồn thu, tập trung xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng chưa tính tiền sử dụng đất, xử lý tài sản dôi dư, nhanh chóng triển khai các dự án tạo nguồn; tăng cường thu hút các dự án đầu tư phát triển để có nguồn thu mới.
Ninh Hải
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%), trong đó giá trị tăng thêm của ngành Nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,06%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 13,14%; Dịch vụ tăng 7,52%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,81%.
Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) đạt 212.386 tỷ đồng, tăng gấp 1,14 lần so với năm 2023; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng đúng hướng, tỷ trọng các ngành nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng là 8,2%-56,7%-26,4%-8,7%.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp ước đạt 22.943 tỷ đồng, đạt 99,3% kế hoạch năm và tăng 1,9% so với năm 2023; giá trị sản xuất trên đất trồng trợ và nôi trồng thuỷ sản đạt 205,6 triệu đồng/ha (vượt mục tiêu 205 triệu đồng/ha). Các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, sản xuất theo quy trình GAP ứng dụng công nghệ cao được duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Tổng diện tích cấy lúa là 107.318 ha, năng suất, chất lượng được nâng cao. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được triển khai đồng bộ, rộng khắp, đến nay đã có 400 sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP. Có 99 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 32 xã kiểu mẫu, đạt tỷ lệ 18% (vượt mục tiêu 16,8%).
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh với năm 2010) ước đạt 387.871 tỷ đồng, đạt 103,4% kế hoạch và tăng 14,8% so với năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 12,9%.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng (giá so sánh năm 2010) ước đạt 24.371 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm và tăng 10,73% so với năm 2023.
Lĩnh vực dịch vụ phát triển đa dạng, tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) ước đạt 54.664 tỷ đồng, đạt 101,1% kế hoạch năm và tăng 8% so với năm 2023.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 28.813 tỷ đồng, tăng 46,7% so với dự toán. Trong đó thu nội địa đạt 24.588 tỷ đồng, tắng 45,3%, thu xuất nhập khẩu đạt 4.092 tỷ đồng, tăng 50,4%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 64.360 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2023. Thu hút đầu tư trong nước đạt kết quả tích cực, ước tổng vốn đăng ký khoảng 11.489 tỷ đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2023. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 625,6 triệu USD. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với năm 2023.
Trong các lĩnh vực văn hoá - xã hội, y tế; lao động việc làm, bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm và đạt những kết quả tích cực. Hoạt động khoa học, công nghệ và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường đã triển khai kế hoạch KHCN năm 2024 với tổng số 24 đề tài. Thẩm định công nghệ của 42 dự án đầu tư; tổ chức 05 hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ đánh giá về công nghệ trạm xử lý nước thải. Thẩm định hồ sơ cấp 02 chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ, 7 giấy đăng ký chuyển giao công nghệ; tư vấn hỗ trợ 12 lượt cho tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; công nhận 161 sáng kiến cấp tỉnh; cấp 38 giấy phép tiến hành công việc bức xạ, 24 chứng chỉ nhân viên bức xạ. Thẩm định 357 hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu cho các doanh nghiệp; 38 hồ sơ công bố hợp quy; kiểm định 21 nghìn phương tiện đo các loại, thử nghiệm 200 mẫu vật liệu xây dựng…
Chú trọng xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; giải quyền vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ. Chủ động ứng phó và khác phục hiệu quả các sự cố môi trường. Kịp thời xử lý hơn 497 sự cố đê điều, thuỷ lợi dứng phó với bão và hoàn lưu bão. Đến nay về cơ bản hệ thống công trình thuỷ lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh được bảo vệ an toàn.
Tập trung phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông, chuyển dịch sang hạ tầng ICT là nền tảng cho chuyển đổi số nhằm phát triển kỹ năng số, công dân số, văn hoá số. Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đạt 83%. Kết quả số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt tỷ lệ 98,89%. Kết quả triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 93%, tăng 18% so với cuối năm 2023.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 95%. Số giao dịch trên sàn thương mại điện tử đứng thứ 7/63 toàn quốc. Doanh thu tại các kho ở Hải Dương trên sàn thương mại điện tử đứng tứ 6 toàn quốc.
Chủ động xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ tỉnh, củng cố an ninh quốc phòng, an ninh, khắc phục thiên tai, dịch bệnh; tích cực khắc phục cháy rừng và hậu quả cơn bão số 3 với hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ lực lượng thường trực, dân quân tự vệ và phối hợp gần 2.000 cán bộ, chiến sỹ đơn vị chủ lực tham gia. Thực hiện quyết liệt các biện pháp đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng và chức vụ, ma tuý, môi trường, xử nghiệm các hành vi vi phạm liên quan đến hệ thống công trình Bắc Hưng Hải.
Hải Dương xác định năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Hội nghị đã tập trung thảo luận 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và các giải pháp. Tỉnh phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trên 10%; thu ngân sách nội địa tăng 10% so với dự toán; tỷ lệ đô thị hóa đạt 45% trở lên. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với số dân đạt 95%; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 0,43%.
Năm 2025, tỉnh tập trung rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành phù hợp với quy hoạch tỉnh; trình thẩm định, phê duyệt Đề án thành lập Khu kinh tế chuyên biệt tỉnh Hải Dương. Cùng với đó, Hải Dương cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là các lĩnh vực: cải cách hành chính, quy hoạch, đầu tư, chuyển đổi số, đồng hành hỗ trợ các nhà đầu tư, xử lý các dự án chậm tiến độ; tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối vùng, hạ tầng số, đô thị thông minh, nông thôn mới kiểu mẫu…
Hải Dương tập trung các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thúc đẩy phát triển y tế tư nhân và chuyển đổi số trong ngành Y tế. Đồng thời, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường; tập trung xử lý triệt để các vi phạm sử dụng đất sai mục đích, vi phạm quy định xây dựng, hành lang an toàn đường bộ, công trình thủy lợi...
Năm 2025, Trung ương giao dự toán thu ngân sách Nhà nước cho Hải Dương là 27.580 tỷ đồng, tăng 40% so với dự toán năm 2024. Để đảm bảo các mục tiêu về thu ngân sách, tỉnh đẩy mạnh theo dõi, kiểm tra, tăng cường rà soát các nguồn thu, tập trung xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng chưa tính tiền sử dụng đất, xử lý tài sản dôi dư, nhanh chóng triển khai các dự án tạo nguồn; tăng cường thu hút các dự án đầu tư phát triển để có nguồn thu mới.
Ninh Hải