Việt Nam hiện có gần 1.500 viện, trung tâm nghiên cứu thuộc mọi thành phần kinh tế với khoảng 2,6 triệu người tham gia nghiên cứu khoa học. Trong đó, có gần 60.000 người trực tiếp làm công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Dù kinh phí đầu tư cho KHCN chưa lớn, nhưng KHCN đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
TIỀM LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐƯỢC TĂNG CƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong những năm qua, hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội. Chất lượng, trình độ nghiên cứu và tốc độ thương mại hoá các kết quả KHCN đã được nâng cao, đóng góp tỷ trọng đáng kể thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá... trong các lĩnh vực trọng yếu.
Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đã nghiên cứu được nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng cao như xử lý và nhận dạng chữ Việt, sản xuất bộ chẩn đoán bệnh do vius, lĩnh vực công nghiệp đã sản xuất loại tàu 53.000 tấn, đang đóng tàu chở dầu thô 100.000 tấn; lĩnh vực thông tin truyền thông đã tiếp nhận, vận hành và khai thác hiệu quả vệ tinh Vinasat 1; lĩnh vực nông nghiệp thì từ một nước thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê...
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác KHCN với gần 70 nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế, đang thực hiện hơn 80 hiệp định hợp tác KHCN cấp Chính phủ và Bộ. Từ năm 2000 đến nay đã có hơn 540 thỏa thuận, hợp đồng hợp tác quốc tế về KHCN được thực hiện, hơn 400 nhiệm vụ Nghị định thư đã và đang được thực hiện từ năm 2005. Đáng kể nhất là số lượng và trình độ đội ngũ nhà khoa học được nâng lên, đạt mức tiên tiến ở khu vực. Cơ chế hoạt động của các tổ chức KHCN đã được tổ chức theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát triển thị trường công nghệ, ứng dụng kết quả vào đời sống. Điều này, theo Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đánh giá nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ và đón nhận Huân chương Sao Vàng là: "Tiềm lực KHCN của đất nước đã được tăng cường và có bước phát triển rõ rệt".
CẦN NHỮNG DOANH NGHIỆP TIÊN PHONG TRONG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến cho biết, đầu tư cho KHCN của Việt Nam còn rất thấp, chỉ đạt 5 USD/người (năm 2007), trong khi Trung Quốc là khoảng 20 USD/người (năm 2004) và Hàn Quốc khoảng 1.000 USD/người (năm 2007). Khoản đầu tư này chủ yếu là từ nguồn ngân sách của Nhà nước, trong khi từ khu vực doanh nghiệp còn rất hạn chế. Đây chính là yếu tố cản trở quá trình gắn kết nghiên cứu khoa học và thực tế, khó triển khai kết quả nghiên cứu vào các doanh nghiệp. Ngay chính các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đầy đủ đến công tác KHCN và chưa đặt ra được yêu cầu với các nhà nghiên cứu để cùng giải quyết vấn đề KHCN trong doanh nghiệp của mình.
Bản thân lực lượng cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học cũng còn mỏng, thiếu chuyên gia giỏi đầu đàn trong nhiều lĩnh vực, đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế, chưa có một viện, trường, trung tâm nghiên cứu nào đạt đẳng cấp quốc tế hoặc khu vực, hầu hết các phòng thí nghiệm còn nghèo nàn trang thiết bị, không đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng...
Trong cuộc Hội thảo "Khoa học và Công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội" do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cuối năm 2009, với sự góp mặt của gần 500 đại biểu đại diện các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, Sở KH&CN, các nhà khoa học... Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong cho rằng, để thúc đẩy khoa học trong nước, trước mắt cần phải nâng cao trình độ nghiên cứu của các nhà khoa học, nâng cao năng lực đổi mới công nghệ cũng như trình độ công nghệ trong doanh nghiệp. Và muốn KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, phải hình thành những doanh nghiệp mạnh, tiên phong trong việc đổi mới công nghệ. Bởi theo ông Phong, chỉ có qua tay doanh nghiệp, sức mạnh của ngành KHCN mới được bộc lộ và phát huy đầy đủ.
Do đó, nhằm tạo ra bước đột phá cho ngành, trong chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thời gian tới sẽ lập Quỹ Đổi mới Khoa học Công nghệ Quốc gia. Lên kế hoạch xây dựng chương trình đầu tư phát triển ứng dụng KHCN ở các địa phương, đồng thời hỗ trợ 50 trung tâm chuyển giao KHCN ở các tỉnh, mỗi trung tâm 20 tỷ đồng để làm đầu mối phát triển trong lĩnh vực này. Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp KHCN, phấn đấu đến năm 2015, Việt Nam sẽ có 5.000-10.000 doanh nghiệp KHCN.
CHÍNH PHỦ SẼ SÁT CÁNH CÙNG CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về KHCN nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn tới là nâng cao năng lực KHCN quốc gia, kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa trên công nghệ cao, đến năm 2020 xây dựng được nền khoa học công nghệ có trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực...
Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngành KHCN, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao các nỗ lực cải cách, đổi mới trong hệ thống quản lý KHCN hòa nhịp với sự đổi mới chung của kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Đồng thời khẳng định, Chính phủ quyết tâm đưa KHCN trở thành động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ta nhanh chóng ra khỏi khối các quốc gia có thu nhập thấp và cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu đó, hoạt động KHCN cần tạo sự phát triển vượt bậc về tiềm lực KHCN, đủ sức làm chủ và vận dụng sáng tạo tri thức mới nhất của thời đại trong một số ngành KHCN; Đổi mới tổ chức và hoạt động KHCN phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, có chất lượng và hiệu quả cao; Đẩy nhanh tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành; Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; Phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa trên công nghệ cao, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế sang các ngành dựa nhiều vào công nghệ và tri thức...
Chính phủ cũng đề ra bốn nhóm giải pháp lớn cho KHCN là: (1) Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh đổi mới tổ chức và quản lý KHCN; (2) Đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện thị trường KHCN; (3) Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực KHCN, thể chế hóa các nội dung liên quan đến sử dụng và trọng dụng cán bộ KHCN; (4) Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về KHCN.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, điều kiện tiên quyết cho thành công của sự nghiệp phát triển đất nước, phát triển nền KHCN nước nhà trong giai đoạn tới chính là sự thống nhất, ý chí và quyết tâm của Chính phủ và các cấp các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực và tinh thần đoàn kết của cộng đồng các nhà KHCN Việt Nam trong và ngoài nước. Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ sát cánh cùng các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam, quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang này./.
(Nguồn: Tạp chí Công nghiệp, số 1, 4/2010, tr.6 -7)
CẦN NHỮNG DOANH NGHIỆP TIÊN PHONG TRONG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến cho biết, đầu tư cho KHCN của Việt Nam còn rất thấp, chỉ đạt 5 USD/người (năm 2007), trong khi Trung Quốc là khoảng 20 USD/người (năm 2004) và Hàn Quốc khoảng 1.000 USD/người (năm 2007). Khoản đầu tư này chủ yếu là từ nguồn ngân sách của Nhà nước, trong khi từ khu vực doanh nghiệp còn rất hạn chế. Đây chính là yếu tố cản trở quá trình gắn kết nghiên cứu khoa học và thực tế, khó triển khai kết quả nghiên cứu vào các doanh nghiệp. Ngay chính các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đầy đủ đến công tác KHCN và chưa đặt ra được yêu cầu với các nhà nghiên cứu để cùng giải quyết vấn đề KHCN trong doanh nghiệp của mình.
Bản thân lực lượng cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học cũng còn mỏng, thiếu chuyên gia giỏi đầu đàn trong nhiều lĩnh vực, đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế, chưa có một viện, trường, trung tâm nghiên cứu nào đạt đẳng cấp quốc tế hoặc khu vực, hầu hết các phòng thí nghiệm còn nghèo nàn trang thiết bị, không đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng...
Trong cuộc Hội thảo "Khoa học và Công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội" do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cuối năm 2009, với sự góp mặt của gần 500 đại biểu đại diện các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, Sở KH&CN, các nhà khoa học... Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong cho rằng, để thúc đẩy khoa học trong nước, trước mắt cần phải nâng cao trình độ nghiên cứu của các nhà khoa học, nâng cao năng lực đổi mới công nghệ cũng như trình độ công nghệ trong doanh nghiệp. Và muốn KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, phải hình thành những doanh nghiệp mạnh, tiên phong trong việc đổi mới công nghệ. Bởi theo ông Phong, chỉ có qua tay doanh nghiệp, sức mạnh của ngành KHCN mới được bộc lộ và phát huy đầy đủ.
Do đó, nhằm tạo ra bước đột phá cho ngành, trong chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thời gian tới sẽ lập Quỹ Đổi mới Khoa học Công nghệ Quốc gia. Lên kế hoạch xây dựng chương trình đầu tư phát triển ứng dụng KHCN ở các địa phương, đồng thời hỗ trợ 50 trung tâm chuyển giao KHCN ở các tỉnh, mỗi trung tâm 20 tỷ đồng để làm đầu mối phát triển trong lĩnh vực này. Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp KHCN, phấn đấu đến năm 2015, Việt Nam sẽ có 5.000-10.000 doanh nghiệp KHCN.
CHÍNH PHỦ SẼ SÁT CÁNH CÙNG CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về KHCN nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn tới là nâng cao năng lực KHCN quốc gia, kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa trên công nghệ cao, đến năm 2020 xây dựng được nền khoa học công nghệ có trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực...
Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngành KHCN, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao các nỗ lực cải cách, đổi mới trong hệ thống quản lý KHCN hòa nhịp với sự đổi mới chung của kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Đồng thời khẳng định, Chính phủ quyết tâm đưa KHCN trở thành động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ta nhanh chóng ra khỏi khối các quốc gia có thu nhập thấp và cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu đó, hoạt động KHCN cần tạo sự phát triển vượt bậc về tiềm lực KHCN, đủ sức làm chủ và vận dụng sáng tạo tri thức mới nhất của thời đại trong một số ngành KHCN; Đổi mới tổ chức và hoạt động KHCN phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, có chất lượng và hiệu quả cao; Đẩy nhanh tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành; Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; Phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa trên công nghệ cao, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế sang các ngành dựa nhiều vào công nghệ và tri thức...
Chính phủ cũng đề ra bốn nhóm giải pháp lớn cho KHCN là: (1) Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh đổi mới tổ chức và quản lý KHCN; (2) Đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện thị trường KHCN; (3) Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực KHCN, thể chế hóa các nội dung liên quan đến sử dụng và trọng dụng cán bộ KHCN; (4) Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về KHCN.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, điều kiện tiên quyết cho thành công của sự nghiệp phát triển đất nước, phát triển nền KHCN nước nhà trong giai đoạn tới chính là sự thống nhất, ý chí và quyết tâm của Chính phủ và các cấp các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực và tinh thần đoàn kết của cộng đồng các nhà KHCN Việt Nam trong và ngoài nước. Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ sát cánh cùng các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam, quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang này./.
(Nguồn: Tạp chí Công nghiệp, số 1, 4/2010, tr.6 -7)