Hải Dương: Chủ động sản xuất vải thiều an toàn, chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu

Năm 2024, toàn tỉnh có 8.850 ha, trong đó huyện Thanh Hà 3.285 ha, TP. Chí Linh 3.415 ha, các huyện, thành phố, thị xã còn lại: 2.150 ha chủ yếu Ninh Giang 288 ha, Tứ Kỳ 407 ha, Thanh Miện 185 ha, Kim Thành 316 ha... Do thời tiết vụ Đông xuân 2023 - 2024 ấm, nhiệt độ trung bình ngày đêm cao hơn trung bình nhiều năm và có mưa là những yếu tố gây bất lợi cho cây vải phân hóa mầm hoa và ra hoa đậu quả. Ngay từ đầu năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nông dân các vùng trồng vải thiều biện pháp xử lý lộc đông và khắc phục điều kiện bất thuận của thời tiết cho cây vải năm 2024.
Hải Dương: Chủ động sản xuất vải thiều an toàn, chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu

Trong đó, trà Vải sớm với 2.750 ha, chiếm khoảng 31% tổng diện tích, tập trung tại huyện Thanh Hà trên 1.950 ha; diện tích còn lại khoảng 800 ha chủ yếu ở Ninh Giang, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Chí Linh, Kim Thành... Giống vải sớm chủ yếu gồm các giống có tên gọi địa phương: U trứng trắng, U trứng gai, U hồng, Tàu lai (Lai Thanh Hà), U trứng Ninh Giang, Hang Son (u trứng trắng hơn 100 ha (Thanh Hà có khoảng gần 100 ha); u trứng gai khoảng hơn 700 ha (Thanh Hà có khoảng trên 500 ha); u hồng hơn 1.200 ha; (Thanh Hà có khoảng trên 850 ha); Tàu lai gần 700 ha (Thanh Hà có khoảng 500 ha); U trứng Ninh Giang khoảng 30 ha tại Ninh Giang; Hang Son khoảng 10 ha tại TP. Chí Linh,... )

Trà Vải chính vụ (chủ yếu là giống Vải Thiều Thanh Hà) với diện tích 6.100 ha, chiếm 69% tổng diện tích, trong đó Thanh Hà khoảng 1.335 ha; TP. Chí Linh khoảng 3.200 ha, các huyện, TP, TX còn lại 1.565 ha.

Toàn tỉnh có 52 vùng đã được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, trong đó có 41 vùng VietGAP (Thanh Hà 37 vùng, TP. Chí Linh 02 vùng, Ninh Giang 02 vùng) với tổng diện tích là 500 ha; 11 vùng GlobalGAP (Thanh Hà 10 vùng, TP. Chí Linh 01 vùng) với tổng diện tích là 110 ha, sản phẩm tại các vùng này đáp ứng đủ điều kiện để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường cao cấp. Các vùng sản xuất còn lại cơ bản đều được sản xuất theo quy trình an toàn.

Hiện nay các địa phương như huyện Thanh Hà và TP. Chí Linh đang tiếp tục triển khai các hoạt động tư vấn, đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP năm 2024 đối với vùng sản xuất vải tập trung phục vụ xuất khẩu.

Về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói vải phục vụ xuất khẩu:

Mã số vùng trồng: Toàn tỉnh hiện có 198 mã gồm 66 mã xuất Trung Quốc, 38 mã xuất Nhật Bản, 41 mã xuất Mỹ, 45 mã xuất Úc, 8 mã xuất Thái Lan tương ứng 1.124,85 ha, trong đó, huyện Thanh Hà có 167 mã (48 mã xuất Trung Quốc, 34 mã xuất Nhật Bản, 38 mã xuất Mỹ, 39 mã xuất Úc, 8 mã xuất Thái Lan), tương ứng 720,85 ha. TP. Chí Linh có 25 mã (16 mã xuất Trung Quốc, 2 mã xuất Nhật Bản, 3 mã xuất Mỹ, 4 mã xuất Úc), tương ứng 384 ha. Huyện Ninh Giang: 6 mã (02 mã xuất Trung Quốc, 2 mã xuất Nhật Bản, 2 mã xuất Úc), tương ứng 20 ha.

Toàn tỉnh hiện có 21 mã cơ sở đóng gói vải xuất khẩu, tập trung chủ yếu ở Thanh Hà, trong đó có 02 mã xuất Nhật Bản, 01 mã xuất Mỹ, 2 mã xuất Úc, 2 mã xuất New Zealand, 01 mã xuất Thái Lan và 13 mã xuất Trung Quốc.

Diện tích trà vải sớm cho thu hoạch tập trung từ 20/5 đến 05/6, sản lượng ước đạt trên 30.000 tấn. Trà vải chính vụ (vải thiều) dự kiến bắt đầu cho thu hoạch từ 10/6 đến hết tháng 6, sản lượng ước đạt từ 10.000 đến 15.000 tấn. Tổng sản lượng các trà vải ước đạt 40.000 - 45.000 tấn.

Trước diễn biến thời tiết bất lợi, cơ quan chuyên môn đã tăng cường chỉ đạo và bà con nông dân đã tích cực áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để khống chế lộc đông, kích thích ra hoa như khoanh cành, siết nước, phun thuốc kích thích phân hóa mầm hoa) để khắc phục điều kiện bất thuận của thời tiết và thúc đẩy ra hoa, nhưng tỷ lệ ra hoa của các trà vải vẫn thấp (vải thiều ra hoa 30 - 40%; vải sớm ra hoa trên 80%) và hướng dẫn chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại như: sâu đục quả, rệp sáp, bệnh thán thư…

Đối với những vùng có diện tích vải phục vụ xuất khẩu: Thực hiện giám sát các hoạt động phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sản phẩm quả vải đủ chất lượng phục vụ xuất khẩu; hướng dẫn việc thiết lập mới và thực hiện duy trì các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Giám sát chặt các hoạt động giới thiệu, quảng cáo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn. Quán triệt nhắc nhở các cửa hàng kinh doanh vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm bán, tư vấn cho nông dân theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh, cung ứng vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, kiên quyết không để hàng giả, hàng kém chất lượng lưu hành gây thiệt hại cho nông dân. Tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện duy trì, mở rộng diện tích sản xuất vải an toàn, VietGAP, GlobalGAP có chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu./.

Bài của Lê Thị Thảo

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 2 ra tháng 5 năm 2024


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây