Khoa học và công nghệ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI, trong những năm qua hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương xin giới thiệu những thành tựu nổi bật của động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Khoa học và công nghệ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020

1. Những kết quả nổi bật của khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn năm 2016 - 2020 đã triển khai thực hiện 140 nhiệm vụ KH&CN với tổng ngân sách nhà nước đã đầu tư cho hoạt động KH&CN là 213.857,466 triệu đồng. Trong đó kinh phí quản lý hành chính là 26.190,349 triệu đồng, bằng 12,25%; kinh phí sự nghiệp KH&CN là 187.667,117 triệu đồng, bằng 87,75%. Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN trung bình hằng năm là 42.771,493 triệu đồng, chi hoạt động KH&CN trong giai đoạn năm 2016 - 2020 duy trì ổn định khoảng 0,45% tổng chi ngân sách của tỉnh. Kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN đạt được trên các lĩnh vực sau:

*Trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn

Các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn đã cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh như biến đổi cấu trúc xã hội ở nông thôn trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; các nhân tố tác động đến quá trình khởi nghiệp của lao động trẻ; công tác giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp; mâu thuẫn làm nảy sinh xung đột xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của trí thức; công tác dân vận chính quyền ở cơ sở...Nghiên cứu nâng cao chất lượng, đổi mới hoạt động giáo dục các cấp trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu và biên soạn từ điển tác giả, tác phẩm văn học Hải Dương.

* Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Hoạt động KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh tiếp tục tập trung vào việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống; coi trọng ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý, sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu lựa chọn, thử nghiệm các giải pháp KH&CN, các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản mới phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh, năng lực của người dân và tập quán sản xuất từng vùng trên địa bàn tỉnh để chuyển giao cho người dân đưa vào sản xuất đại trà đạt giá trị kinh tế cao. Hoạt động KH&CN còn tập trung vào việc đào tạo nghề, phổ biến kiến thức về KH&CN cho nông dân; ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường nông thôn. Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ và sản xuất hàng hóa tập trung tạo vùng nguyên liệu gắn với sư tham gia của các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm do các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tạo ra.Nghiên cứu các giải pháp về quy hoạch phát triển nông thôn; thực hiện các chính sách về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,…Kết quả hoạt động KH&CN đã thúc đẩy giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh năm 2019 tăng 8,75% so với năm 2015.

* Các tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và tự nhiên  đã được đầu nghiên cứu và mang lại hiệu quả

Nghiên cứu ứng dụng thành công công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát tự động thông số môi trường nước thải, khí thải bằng công nghệ GSM/GPRS cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao tính chủ động, hiệu quả cho công tác quản lý môi trường và tiết kiệm chi phí so với việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Xây dựng hệ thống Atlas đánh giá tác động của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ứng dụng hệ thống chiếu sáng thông minh tại một số trường học mạng lại hiệu quả kinh tế và giảm tật khúc xạ cho học sinh phổ thông. Hệ thống tưới nước theo công nghệ tiên tiến được xây dựng, vận hành tại các vùng sản xuất rau màu tập trung ở một số địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực, chủ động nguồn nước tưới an toàn, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước.

Điều tra hiện trạng, đánh giá khả năng ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp phòng ngừa, kiểm soát.

* Trong lĩnh vực khoa học y, dược

Đã điều tra, nghiên cứu một số bệnh trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu quản lý và sử dụng thuốc an toàn hợp lý, áp dụng các kỹ thuật tiến bộ về y học trong phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Nghiên cứu, sưu tầm, thử nghiệm và áp dụng rộng các bài thuốc cổ truyền chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; nghiên cứu và phát triển các phương pháp kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.

* Hoạt động quản lý nhà nướcphát triển nguồn lựcKH&CN

Tỉnh đã ban hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số đơn vị nghiên cứu và triển khai trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kiểm định, hiệu chuẩn đo lường, thử nghiệm vật liệu xây dựng, quan trắc và phân tích môi trường, nghiên cứu sinh lý, sinh hoá, di truyền chọn giống, nuôi cấy mô tế bào thực vật, kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm...

Các đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập được chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức KH&CN công lập thuộc Sở đã được sáp nhập thành 2 tổ chức là Trung tâm Ứng dụng khoa học, công nghệ và Khảo nghiệm giống và Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học.

Hoạt động quản lý các nhiệm vụ KH&CNcủa tỉnh đã có nhiều đổi mới. Hội đồng KH&CN cấp tỉnhđã thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn giúp UBND tỉnh lựa chọn danh mục nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh hằng năm. Hội đồng KH&CN ở một số huyện, thị xã, thành phốtuy đã được kiện toàn, nhưnghoạt động còn hạn chế.

Đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để định hướng hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh theo sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Khoa học và Công nghệ. UBND tỉnh đã ban hành 23Quyết định về: phê duyệt kế hoạch khoa học và công nghệ hằng năm, thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2016 - 2020, phát triển tài sản trí tuệ, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức, xét công nhận Sáng kiến cấp tỉnh...

Đẩy mạnh hoạt động thẩm định, giám định công nghệ và chất lượng sản phẩm; tham giathẩm định đánh giá tác động môi trườngđối vớicác dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh;thẩm định công nghệ cho 183 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh

Hoạt động quản lý tiêu chuẩn,đo lường,chất lượng đã hướng vào phục vụ các cơ sở, doanh nghiệp và người tiêu dùng, phù hợp với cơ chế quản lý trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thực hiện kiểm định được trên 157.322 phương tiện đo, thử nghiệm trên 2.067 mẫu vật liệu xây dựng; kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và ghi nhãn cho 290 đơn vị, hỗ trợ 192 lượt doanh nghiệp, đơn vị hành chính áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Công bố sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho 177 hồ sơ, 79 tiêu chuẩn cơ sở, tiếp nhận 831 hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về hàng nhập khẩu, tham gia xác định giá trị còn lại 112 buổi với khoảng 1.162 loại tài sản.…

Đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp xác lập và bảo hộ 186 nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp; xây dựng 11 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm. Cấp chứng chỉ an toàn bức xạ cho 93 lượt cơ sở, gia hạn cho 51 lượt cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, phê duyệt 64 kế hoạch ứng phó sự cố.Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh cho410sáng kiến đạt sáng kiến cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2019. Cấp đăng ký hoạt động KH&CN cho13đơn vị, trong đó có 6đơn vị được chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN.

2. Nhiệm vụ trọng tâm hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh giai đoạn năm 2021 - 2025

-Lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn:Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước,kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Nghiên cứu những vấn đề về xã hội, quản lý xã hội, con người, văn hóa và nguồn nhân lực; sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

-Lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới:Xây dựng và mở rộng vùng sản xuất hàng hoá tập trung, theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghiên cứu, lựa chọn và nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với các vùng sinh thái, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học, công nghệ cao trong xử lý môi trường và sản xuất nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp hữu cơ xanh, sạch. Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào việc giải quyết vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn.

- Lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ:Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ phù hợp phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất sạch trong các ngành công nghiệp khai thác và chế biến. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, ứng dụng, chuẩn hoá dữ liệu và trao đổi dữ liệu trong cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.

- Lĩnh vực y, dược:Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; ứng dụng y sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị. Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu hoá dược phục vụ công nghiệp bào chế thuốc, tăng dần tỷ lệ nguyên liệu hoá dược trong nước, phát huy ưu thế, tiềm năng về dược liệu và thuốc y học cổ truyền; quy hoạch một số vùng chuyên canh để sản xuất dược liệu.

- Lĩnh vực khoa học tự nhiên:Tập trung vào giải quyết việc nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu; phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, hạn hán; sạt lở bờ sông; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đảm bảo phát triển bền vững.

-Lĩnh vực dịch vụ:Nghiên cứu đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực hoạt động của các chợ nông thôn, chợ đầu mối và hệ thống giao thông vận tải để tăng cường lưu thông hành khách, hàng hoá trong nội tỉnh và các vùng khác.Bảo tồn và khai thác hợp lý các di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề, lễ hội trong tỉnh phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch.

- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ:Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tăng đầu tư phát triển nguồn lực KH&CN cho các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập của tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh.

Bài của Nguyễn Văn Vóc, Phó giám đốc Sở KHCN

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2/2029


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,092,184
  • Tổng lượt truy cập3,797,388
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây