TP. Chí Linh: mô hình thâm canh cây nhãn năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, phục vụ sản xuất hàng hóa

TP. Chí Linh hiện có hơn 7.000 ha trồng cây ăn quả, chủ yếu là vải, na, nhãn và một số loại khác, sản lượng đạt trung bình trên 70.000 tấn quả/năm, hiệu quả kinh tế đem lại từ 165 - 190 triệu đồng/ha. Cây nhãn hiện là một trong những cây thế mạnh của Chí Linh vớikhoảng 655 ha nhãn tập trung tại các xã, phường như Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tiến, Bắc An, Bến Tắm…trồng giống nhãn Hương Chi cho năng suất, chất lượng cao.

Trong 2 năm 2020 - 2021, Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã thực hiện đề tài Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh cây nhãn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nhãn hàng hóa tại TP. Chí Linh với quy mô 10 ha tại 5 xã, phường gồm Hoàng Hoa Thám, Bắc An, Bến Tắm, Lê Lợi, Hoàng Tân... Nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, xây dựng mô hình thâm canh, cải tạo và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật thâm canh, cải tạo vườn nhãn hiện có tại thành phố Chí Linh.

Sau 2 năm thực hiện với 3 công thức, trong điều kiện thí nghiệm, lượng bón mỗi cây 15 kg AT01 cành tái sinh sinh trưởng khoẻ nhất, đạt chiều dài 94,8 cm và đường kính 1,45 cm.

Thí nghiệm 1: Tỷ lệ cành mang quả cao nhất là 89,16%. Công thức đối chứng đạt tỷ lệ cành mang quả thấp nhất là 78,82%. Số quả đậu sau tắt hoa 1 tuần ở các công thức sử dụng phân bón lá AT01 đều đạt khá cao, từ 102,67 - 110,33 quả/chùm, cao hơn hẳn so với công thức đối chứng chỉ đạt 78,56 quả/chùm. Khi quả chín phun phân bón lá từ 46,56 - 50,32 quả. Công thức đối chứng không phun phân bón lá mỗi chùm chỉ còn 35,68 quả, khối lượng quả có xu hướng tăng dần khi tăng mức phân bón năng suất quả thu được ở các công thức phân bón thí nghiệm đạt trên 98,63 kg/cây, dao động từ 85,48 - 86,40 kg/cây và cũng cao hơn hẳn công thức đối chứng (không bổ sung) của người dân trong vùng trồng đạt 72,52%. Năng suất đạt được của 12 cây nhãn bón mức 15 kg phân bón hữu cơ sinh học AT01/cây đạt năng suất cao, chất lượng ngon, mẫu mã quả đẹp, khoảng trung bình 96,63 kg/cây.

Thí nghiệm 2: Thời gian bắt đầu xuất hiện lộc sau khi thu hoạch từ 10 - 15 ngày. Chiều dài và đường kính lộc đạt cao nhất là 22,63 cm và 1,10 cm. Thấp nhất là công thức 3, chiều dài lộc đạt 15,32 cm và đường kính lộc chỉ đạt 0,71 cm. Số lá kép của cả 2 công thức đều đạt từ 11,05 - 11,16 cao hơn nhiều so với ông thức đối chứng chỉ đạt 9,34 lá. Tỷ lệ cây và tỷ lệ cành ra hoa của các công thức 1 và 2 đạt khá cao, tương ứng là từ 55,0 - 64,8% và 59,8 - 65,79%. Công thức đối chứng không cắt tỉa, các giá trị tương ứng đều thấp hơn nhiều và chỉ lần lượt đạt 24,4% và 36,1%.

Trong quá trình mang quả cây nhãn có 02 đợt rụng sinh lý. Số quả đậu/chùm sau tắt hoa và sau tắt hoa 60 ngày đạt cao nhất, lần lượt là 98,91 và 52,37 quả/chùm, tiếp đến là công thức 1 với các giá trị tương ứng lần lượt đạt 75,54 và 46,63 quả/chùm. Công thức đối chứng không cắt tỉa số quả đậu sau tắt hoa thấp hơn nhiều chỉ là 58,52 quả/chùm và sau tắt hoa 60 ngày chỉ còn 30,42 quả/chùm. Khối lượng quả giữa công thức 2 đạt cao nhất là 12,21 gram/quả, tiếp đến là công thức 1 đạt 11,42 gram/quả và sau cùng là công thức 3 chỉ đạt 10,2 gram/quả. Tỷ lệ thịt quả từ 65,5 - 66,2 và độ Brix từ 21,1 - 21,6%. Năng suất trung bình của 2 năm, công thức 2 đạt cao nhất là 91,55 kg/cây, cao gấp 1,2 lần so với công thức 1 và gấp 1,8 lần so với công thức đối chứng. Năng suất đạt được của 09 cây thí nghiệm cắt tỉa sau thu hoạch, tỉa lộc, tỉa hoa và tỉa quả (4 lần cắt tỉa/năm) có năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đạt năng suất khoảng 91,55 kg/cây

Thí nghiệm 3: Tỷ lệ cây ra hoa và tỷ lệ cành ra hoa của công thức 3 tưới KClO3 đạt cao nhất, lần lượt là 83,3% và 75,3%. Từ khi xuất hiện đến kết thúc nở hoa khoảng 58 - 62 ngày, chiều dài chùm hoa dao động từ 21,86 - 22,23 cm, chiều rộng chùm hoa dao động từ 20,78 - 21,21 cm, số quả/chùm có xu hướng giảm và ổn định sau tắt hoa 60 ngày. Số quả/chùm giữa các công thức có áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa dao động trong khoảng từ 44,23 - 45,17 quả được thấy là không sai khác nhiều so với công thức đối chứng không xử lý đạt 43,76 quả. Khối lượng quả chỉ thay đổi trong phạm vi từ 12,01 - 12,15 gram. Trong khi đó chiều cao và khối lượng quả chỉ lần lượt dao động trong khoảng từ 3,10 - 3,14 cm và 3,02 - 3,12 cm. Tỷ lệ cùi đều khá cao và tương đương với nhau, đều đạt trên 66,5%. Xử lý ra hoa bằng tưới KClO3 đạt số năng suất cao nhất là 90,71 kg/cây, tiếp theo là xử lý ra hoa bằng khoanh vỏ và bằng phun Ethrel, đạt 86,55 - 86,58 kg/cây.

Qua 2 năm thực hiện tại 3 địa điểm ở phường Hoàng Hoa Thám, Bến Tắm và Bắc An đề tài đã xây dựngquy trình kỹ thuật thâm canh nhãn với quy trình kỹ thuật bón phân với tỉ lệ 15 kg phân AT01, cắt tỉa sau thu hoạch với công thức 4 lần (sau thu hoạch, tỉa lộc, tỉa hoa, tỉa quả, xử lý biện pháp ra hoa đậu quả tưới KClO3 120 gram/cây đạt năng suất và chất lượng tốt, mẫu mã quả đẹp 90,71 kg/cây đến 96,63 kg/cây.

Đề tài sẽ là những căn cứ khoa học để hoàn chỉnh quy trình trồng trọt và quản lý tổng hợp trên cây nhãn góp phần phát triển cây nhãn một cách bền vững hình thành vùng sản xuất hàng hóa ổn định, nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất nhãn tại TP. Chí Linh.

Bài của Nguyễn Thị Kim Hoa

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ số 1 ra tháng 6 năm 2023


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Chuyên trang Tiết kiệm năng lượng
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Bản tin KH&CN
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay8,899
  • Tháng hiện tại18,148
  • Tổng lượt truy cập1,847,174
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây