Trong năm 2021 - 2022, Viện Bảo vệ thực vật đã thực hiện đề tài Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phòng, chống tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây ổi và na theo hướng an toàn tại Hải Dương nhằm xác định được thành phần, quy luật phát sinh, mức độ và diễn biến phát triển của sâu bệnh hại chính trên cây ổi và na. Xây dựng được quy trình và mô hình trình diễn phòng, chống tổng hợp sâu, bệnh chính trên cây ổi, na trong thời kỳ kinh doanh theo hướng an toàn tại Hải Dương.
Mô hình quản lý sâu bệnh hại ổi tại xã Liên Mạc (Thanh Hà) trên giống ổi Bo cây từ 3 - 4 năm tuổi. Qua điều tra định kỳ thường xuyên năm 2021, trung bình 20 ngày/lần đã xác định tác nhân chính gây bệnh sưng rễ cây ổi là do tuyến trùng loài Meloidogyne enterolobii gây ra khi sử dụng các cặp mồi Mk7 - F/R và Me - F/R. Phát hiện một số loài tuyến trùng ký sinh ít phổ biến trong các mẫu đất và rễ thu được như: Helicotylenchus sp., Pratylenchus sp… Có ba loài sâu hại là: Rệp sáp, sâu cuốn lá và bọ trĩ… Bệnh phổ biến trên cây ổi là bệnh ghẻ, sẹo quả do nấm Venturia inaequalis và Pestalotiopsis psidii gây ra, bệnh thán thư, đốm rong, rỉ sắt… Hiện tượng ghẻ, và sẹo quả phát sinh quanh năm có ảnh hưởng khá lớn tới thu nhập và kinh tế của người nông dân.
Phòng trừ bệnh ghẻ, sẹo quả và thán thư bố trí 5 công thức (Score 250 EC, Rdomil Gold 68 WG, Antracol 70 WP, Mataxyl 500 WP, Polyoxin AL 10 WP và đối chứng) với 280 cây. Hiệu lực phòng trừ hiện tượng ghẻ, sẹo quả ổi của công thức sử dụng Antracol cao nhất đạt 83,8%, đến Score đạt 81,1% sau 1 ngày xử lý so với đối chứng.
Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng cao nhất đạt 74,5% sau 60 ngày xử lý còn hiệu quả giảm bệnh héo cành chết cây đạt 79,8% và 66,7% sau 90 ngày xử lý tổng hợp các biện pháp. Mô hình có 5 đối tượng gây hại chính gây hại chính trên vườn ổi trong năm 2022 là rệp sáp, thán thư, ghẻ sẹo quả, tuyến trùng và hiện tượng héo cành, chết cây. Mật độ rệp sáp trong mô hình chỉ ở mức 1,3 - 3,7 con/búp luôn thấp hơn ruộng đối chứng của dân mật độ biến động từ 3,5 - 6,8 con/búp (trung bình). Khi mật độ tăng lên trên 5 con/búp tiến hành xử lý bằng thuốc Movento 150OD cho hiệu quả trên 82,8%. Tỷ lệ lá và quả bị nhiễm bệnh giao động 3,3 - 4,7%. Mô hình có một cây bị héo cành hiệu quả 95 - 97,5%, vườn đối chứng vẫn bị rải rác khoảng 2 - 4%.
Qua một năm thực hiện mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng thể từ xử lý đất để trừ nấm và tuyến trùng trong đất, sử dụng các chế phẩm sinh học, thuốc hóa BVTV để phòng trừ sâu bệnh hại lá và quả ổi. So với vườn đối chứng, số lần phun thuốc đã giảm được 3 lần. Năng suất ổi trong mô hình cao hơn và giá bán cao hơn ổi ngoài mô hình nên hiệu quả kinh tăng hơn so với đối chứng 19,67%.
Mô hình quản lý sâu bệnh hại na tại xã Hoàng Tiến (TP. Chí Linh) trên giống na giai cây từ 10 năm tuổi trở xuống trên diện tích 01 ha. Đã xác định nguyên nhân chính gây bệnh vàng lá thối gốc trên cây na do nấm Fusarium solani gây nên. Bệnh gây hại trên vùng đất đồi, thoát nước kém. Phát hiện 6 loài sâu hại gồm: Bọ phấn, rệp sáp, nhện đỏ, Sâu đục thân, Ruồi đục quả, Bọ vòi voi hại hoa. Bọ trĩ thường gây hại búp non từ tháng 3 - 6 và tháng 8 - 9 hàng năm. Ruồi hại quả gây hại nặng trên na vụ đông, bọ vòi voi gây hại na vụ đông tháng 8 - 9. Vườn cây khi áp dụng biện pháp tỉa cành tạo tán, mật độ nhện đỏ luôn thấp hơn. Thực hiện bao quả là 30, 60, 90 ngày sau thụ phấn. Tiến hành thực hiện bao 10 quả/cây, 20 cây/công thức. Bao quả ở 60, 90 ngày sau thụ phấn, na đã bị ruồi gây hại với tỷ lệ là 4,55 và 9,45. Quả được bao quả giảm 53,19 - 77,46% ở mức bao quả 60, 90 ngày sau đậu quả. Mật độ giòi của loài ruồi đục bao quả sau 30, 60 ngày không có sự khác nhau. Bao quả 90 ngày sau đậu quả phòng trừ giòi đục quả na. Hiệu quả cao nhất là 30 ngày sau thụ phấn.
Sử dụng thuốc BVTV giảm 30% nồng độ có kết hợp với dầu khoáng cho hiệu quả trong việc phòng trừ bọ trĩ. Thuốc Radiant 60SC có hiệu quả phòng trừ đạt 84,43% sau 3 ngày và 51,63% sau 21 ngày sử dụng. Các thuốc Actara 25WP và Comite 73 EC cho hiệu quả phòng trừ sau 21 ngày là 40,85 - 58,21% khi giảm 30% nồng độ thuốc theo khuyến cáo và kết hợp với sử dụng dầu khoáng. Sau 7 ngày xử lý lần 2, nhóm thuốc Pegasus 500 EC, Peiseu 500 SC, Ortus 5SC và Selecron 500 EC cho hiệu quả lực phòng trừ cáo nhất. Hiệu lực thuốc đạt 90,19 - 92,81%. Các thuốc khác đều có hiệu 76,77 - 89,83. Sau 21 ngày hiệu lực thuốc Pegasus 500 EC vẫn đạt cao nhất đạt 89,71%.
Với 30 mẫu quả na và 30 mẫu quả ổi đã được thu thì các mẫu đều không phát hiện dư lượng hoặc dưới mức cho phép nên vẫn an toàn cho người sử dụng. Như vậy, sử dụng thuốc và cách ly theo khuyến cáo trước khi thu hái đều không phát hiện dư lượng thuốc BVTV trên quả.
Hiệu quả kỹ thuật của mô hình cho thấy mật độ bọ trĩ chỉ ở mức 0,5 - 1 con/búp (lá non) luôn thấp hơn mô hình đối chứng của dân mật độ biến động 1,25 - 4,48 con/lá (lá non). Mật độ nhện đỏ trong mô hình 0,5 - 2,2 con/lá; bọ vòi voi trong mô hình 0,75 - 1,5 con/hoa. Mô hình na áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh chính đã giảm 6 lần phun thuốc, giảm chi phí 19,4 triệu đồng/ha và tăng thu nhập hơn mô hình đối chứng 34,4 triệu đồng/ha
Qua 02 năm thực hiện, Viện Bảo vệ thực vật đã điều tra được cây ổi có 6 loài sâu hại chính, 7 loài bệnh hại chính và 4 loài tuyến trùng ký sinh gây hại; Trên cây na ghi nhận 9 loài sâu hại chính, 4 loài bệnh hại chính.
Mô hình quản lý sâu bệnh hại ổi: áp dụng các biện pháp tổng hợp từ xử lý đất, vệ sinh đồng ruộng, tăng cường bón phân hữu cơ, vôi, sử dụng các chế phẩm sinh học và chỉ sử dụng thuốc BVTV khi mật độ sâu cao hoặc tỷ lệ bệnh đến ngưỡng cần xử lý. Hiệu quả kinh tế tăng 19,67% so với vườn đối chứng, phòng trừ tuyến trùng lên đến 84,7% sau một tháng. Héo cành chết cây giảm 95 - 97,5%, số lần phun thuốc BVTV giảm 5 lần, xử lý tuyến trùng tăng 2 lần.
Mô hình quản lý tổng hợp sâu bệnh chính hại na: bổ sung chế phẩm Trichoderma cùng phân chuồng khi bón đầu vụ lượng phân bón 2 kg/tấn phân chuồng hoai mục, phòng trừ bọ trĩ đầu vụ, nhện đỏ tháng 5 và bọ vòi voi hại hoa na đã giảm được 6 lần phu thuốc, tăng hiệu quả kinh tế mô hình 20,87% so mô hình đối chứng.
Bài của Hải Ninh
Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 7 năm 2023