Dự báo tình hình thời tiết, thủy văn tỉnh Hải Dương những tháng đầu năm 2017

1. Những hiện tương thời tiết thủy văn năm 2016

* Khí tượng: Do biến đổi khí hậu, đặc biệt là ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trong năm qua thời tiết thủy văn ở Hải Dương đã có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đã xảy ra. Ngay từ đầu năm đã xuất hiện đợt rét lịch sử (từ ngày 23 đến ngày 28/1/2016) với trị số nhiệt độ thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây, tại TP.Hải Dương là 5,40C và tại TX.Chí Linh là 4,60C (ngày 24/1/2016).
Dự báo tình hình thời tiết, thủy văn tỉnh Hải Dương  những tháng đầu năm 2017

Từ ngày 26 đến 28/1/2016 đã xảy ra một đợt mưa to đến rất to kèm theo dông xuất hiện sớm. Đây là đợt mưa có lượng lớn nhất so với chuỗi số liệu năm cùng thời kỳ. Nắng nóng xuất hiện nhiều, gay gắt và kéo dài. Toàn mùa có tổng số 36 ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất đo được tại TP. Hải Dương là 38,70C, tại TX.Chí Linh là 39,20C (ngày 15/6/2016). Có 11 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt trong đó có 2 đợt nắng nóng kéo dài 6 ngày (đợt 1 từ ngày 31/5 đến ngày 5/6/2016, đợt 2 từ ngày 15 đến 20/7/2016). Mùa mưa đến sớm, toàn mùa có 4 đợt mưa to đến rất to trong đó đợt mưa từ ngày 24 đến ngày 25/5 tổng lượng mưa tại TP.Hải Dương là 201 mm, lớn nhất so với chuỗi số liệu nhiều năm cùng thời kỳ. Đặc biệt trong tháng 8 tổng lượng mưa tại các điểm đo mưa trong tỉnh đều đạt trị số lớn nhất trong cùng thời kỳ so với chuỗi số liệu từ năm 1962 đến nay, riêng TP.Hải Dương lượng mưa tháng 8 đạt 672 mm. Mặc dù ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nhưng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông lại nhiều hơn trung bình nhiều năm (TBNN) và cùng kỳ năm trước (CKNT), TBNN từ 5-6 cơn. Khu vực Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 1,3 gây mưa to đến rất to kèm theo gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.

* Thủy văn: Mùa lũ năm 2016 trên các sông ở Hải Dương không xuất hiện lũ tiểu mãn, dòng chảy luôn thiếu hụt so với TBNN, mực nước dao động chủ yếu theo ảnh hưởng của thủy triều. Duy nhất, trên sông Thái Bình tại Phả Lại từ ngày 19 đến 25/8 do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới và hoàn lưu bão số 3 đã xuất hiện một đợt lũ nhỏ với biên độ lũ lên là 1,21 m. Đỉnh lũ là 3,68 m (< BĐI là 0,32 m), thời gian kéo dài là 2 giờ (từ 7 giờ đến 8 giờ ngày 21/8), thấp hơn đỉnh lũ năm 2015 (4,10 m). Trong đợt lũ này các sông khu vực hạ lưu do lũ về kết hợp với triều cường và bão đổ bộ vào đất liền nên đã xảy ra hiện tượng nước dâng, độ cao nước dâng trung bình là 0,50 m. Tại Bá Nha sông Gùa đỉnh triều cao nhất là 2,06 m (ngày 19/8) lớn hơn BĐI là 0,06 m (BĐI là 2 m). Từ tháng 9 trở đi mực nước các sông xuống thấp và dao động chủ yếu theo ảnh hưởng của thủy triều. Kết thúc mùa lũ hiện tượng La Nina có cường độ trung bình yếu đã ảnh hưởng đến thời tiết nước ta trong đó có tỉnh Hải Dương làm cho mùa Đông đến sớm. Vào tháng 10,11 đã có những đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh làm nhiệt độ giảm sâu, đặc biệt vào đêm ngày 9,10/11 trên địa bàn tỉnh nhiệt độ thấp nhất đã xuống tới mức 13,40C, nhiệt độ trung bình ngày là 15,60C xấp xỉ ngưỡng rét đậm.

2. Nhận định thời tiết thủy văn từ tháng 1 đến tháng 4/2017

+Khí tượng: 

- Hiện tượng ENSO:Trạng thái khí quyển Đại Dương toàn cầu đang ở trạng thái trung tính (không El Nino, cũng không La Nina). Các quan trắc về nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực xích đạo Thái Bình Dương (NINO 3.4) cho thấy bề mặt đại dương đã liên tiếp lạnh đi kể từ những tháng cuối năm 2015. Từ đầu năm tới nay chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực NINO 3.4 đã giảm nhanh và hiện đang ở mức -0,3oC vào thời điểm tuần cuối tháng 7/2016.

Tổng hợp các mô hình dự báo cho thấy chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO 3.4 sẽ tiếp tục giảm. Xác suất của hiện tượng La Nina trong tháng 1,2/2017 có khả năng còn tiếp diễn đạt 50-60% với cường độ trung bình đến yếu. Do quá trình chuyển pha ENSO đối với chế độ thời tiết, khí hậu nước ta đầu năm 2017 đó là khả năng bão vàATNĐsẽ kết thúc muộn, gió mùa Đông Bắc hoạt động sớm.

+ Nhiệt độ:Từtháng1đến tháng 4/2017 rét ở mức bình thường.Nhiệt độ trung bình toàn vụ ở mức xấp xỉ cao hơn TBNN.Đợt rét đậm đầu tiên kéo dài từ 2 ngày trở lên,có thể xuất hiện vào nửa đầu tháng 1/2017. Toàn vụ khả năng có từ 4-6 đợt rét đậm, rét hại. Tập trung chủ yếu vào tháng 1,2/2017. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối ở mức 6-8oC.

+ Cụ thể từng tháng như sau:

* Tháng 01/2017: Xấp xỉ cao hơn TBNN (TBNN: 16,5oC).

* Tháng 02: Xấp xỉ cao hơn TBNN (TBNN: 17,9oC).

* Tháng 03: Cao hơn TBNN (TBNN: 20,1oC).

* Tháng 4: Xấp xỉ cao hơn TBNN (TBNN: 23,8oC).

+ Mưa:Tổng lượng từtháng01 đến tháng4/2017 ở mức xấp xỉ thấp hơn TBNN.Số ngày mưa nhỏ, mưa phùn tập trung chủ yếu vào tháng 2,3/2017. Cụ thể từng tháng như sau:

* Tháng 01/2017: Xấp xỉ TBNN (TBNN: 25mm).

* Tháng 02: Xấp xỉ thấp hơn TBNN (TBNN: 21,6mm).

* Tháng 03: Thấp hơn TBNN (TBNN: 57,4mm).

* Tháng 4: Xấp xỉ cao hơn TBNN (TBNN: 63mm).

+ Thủy văn:

- Mực nước:Trong điều kiện xả nước phát điện bình thường của các nhà máy thủy điện như: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang thì dòng chảy ở hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình vẫn tiếp tục ở mức thấp hơn TBNN. Vùng cửa sông cần đề phòng xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng.

Trị số dự báo:Sông Thái Bình tại Phả Lại mực nước kiệt nhất khả năng ở mức:                                            - 20cm ÷ - 15cm.Thời gian xuất hiện xảy  ra vào tháng 2,3/2017.

 

Bảng dự báo mực nước trung bình (Htb) đơn vị tính (cm)

 sông Thái Bình tại Phả Lại và hạ lưu sông Hồng tại cống Xuân Quan

ttháng 01-4/2017

 

Trạm

01/2017

2/2017

3/2017

4/2017

Phả Lại

72

59

63

80

Xuân Quan

157

153

141

145

 

+ Thuỷ triều:Năm 2017, thủy triều miền Bắc nước ta thuộc thời kỳ triều tương đối mạnh. Hạ lưu sông Thái Bình, sông Luộc chịu ảnh hưởng trung bình của thủy triều, các địa phương lấy nước tự chảy, cần tranh thủ lợi dụng các đợt triều cường

+ Các đợt triều cường và thời gian xuất hiện trong từng tháng:

 

 

Tháng

 

1/2017

Từ ngày

đến ngày

2/2017

Từ ngày đến ngày

3/2017

Từ ngày đến ngày

4/2017

Từ ngày đến ngày

Triều cường

1-3, 11-16, 27-31

9-12, 23-27

8-11,

21- 27

4-7, 17-21, 29/4 - 3/5

Nguồn nước từ tháng 01 - 4/2017, lượng nước thượng nguồn về các sông trong tỉnh Hải Dương tiếp tục giảm so với TBNN và xấp xỉ CKNT. Tuy nhiên nguồn nước trên các sông hồ vẫn đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất nông nghiệp. Ngoại trừ các xã miền núi của huyện Kinh Môn và TX.Chí Linh có thể xảy ra khô hạn. Đặc biệt là các xã ở phía Bắc đường 18 của TX.Chí Linh. Các xã khu vực hạ lưu như: Nhị Chiểu (Kinh Môn); Thanh Hồng, Thanh Cường; Vĩnh Lập (Thanh Hà); Nguyên Giáp (Tứ Kỳ); Đại Đức, Đồng Gia, Tam Kỳ (Kim Thành) cần đề phòng nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, thời kỳ xâm nhập mặn mạnh nhất vào tháng 2,3/2017.

Trong tháng 1,2/2017, thủy triều ảnh hưởng khá mạnh, đây cũng là thời kỳ các hồ thủy điện tăng cường phát điện và xả nước phục vụ đổ ải vì vậy các địa phương và bà con nông dân cần tận dụng lấy và trữ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là dịp nghỉ tết Nguyên đán từ ngày 26 đến ngày 31/1/2017 (tức là từ ngày 29 đến ngày 30 tháng Chạp năm Bính Thân và từ ngày 1 đến ngày 4 tháng Giêng năm Đinh Dậu).

Thời tiết từ tháng 01 đến 4/2017tét có thể ở mức bình thường. Số ngày rét đậm, rét hại ít không kéo dài tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện các đợt khoảng từ 4-6 ngày. Mưa nhỏ mưa phùn tập trung vào tháng 2,3. Tháng 4, vẫn còn có những đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh làm nhiệt độ giảm sâu. Những hiện tượng thời tiết cực đoan như rét cực hại, mưa lớn trái mùa vẫn có khả năng xảy ra. Cần đề phòng các hiện tượng dông, tố, lốc, mưa đá xảy ra vào thời kỳ giao mùa.

Bài của Nguyễn Văn Hoạch

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2017

 

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,103,405
  • Tổng lượt truy cập3,808,609
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây