Ứng dụng kỹ thuật nuôi cá nước ngọt theo công nghệ “Sông trong ao”

Gia Lộc là huyện có phong trào nuôi thủy sản phát triển mạnh mang lại giá trị kinh tế cao góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế của huyện. Năm 2019 diện tích nuôi cá toàn huyện là 1.264 ha đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, một số mô hình nuôi thuỷ sản đã  được ứng dụng như ao nổi và đã  cho giá trị kinh tế cao, năng suất trung bình đạt 10 - 15 tấn/ha. Để tăng năng suất, nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và gắn sản xuất, bảo quản, chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời  trang bị cho các hộ nông dân kiến thức khoa học công nghệ về phương thức nuôi thủy sản tiên tiến đạt hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập góp phần xây dựng nông thôn mới.
Ứng dụng kỹ thuật nuôi cá nước ngọt theo công nghệ “Sông trong ao”

Năm 2019, được sự cho phép của UBND tỉnh, huyện Gia Lộc đã thực hiện đề tài Ứng dụng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt theo hướng công nghệ cao “Sông trong ao” trên địa bàn tỉnh Hải Dương với mục tiêu  dựng mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ cao “sông trong ao” năng suất đạt khoảng 70 tấn/năm/ha mặt nước; thiết kế ao nuôi phục vụ nuôi cá nước ngọt theo hướng công nghệ cao “sông trong ao” và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đề tài do ông Đỗ Văn Sáng, Phó chủ tịch UBND huyện làm chủ nhiệm.

Ban chủ nhiệm đề tài đã chọn hộ gia đình ông Lê Văn Việt ở thôn Phương Khê, xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc để thực hiện mô hình với 2 ao nuôi có tổng diện tích 2,5 ha cá được nuôi gồm 3 loại: Cá rô phi 100 con/m3 tương đương 200 con/m2; Cá Trắm cỏ 40 con/m3 tương đương 80 con/m2; Cá Chép 75 con/m­3 tương đương 150 con/m2. Thời vụ nuôi cá rô phi 02 vụ/năm; Cá Trắm cỏ 01 vụ/năm; Cá chép 01 vụ/năm. Số lượng và kích cỡ cá các loại cá Trắm cỏ 20.000 con kích cỡ 150 gram/con; cá Chép 15.000 con kích cỡ 100 gram/con; Rô phi (vụ 1) 40.000 con kích cỡ 30 con/kg (tương đương 30 gram/con) các loại cá đồng đều, khỏe mạnh.Ao nuôi cá số 1 có diện tích 1 ha gồm 3 máng (thể tích mỗi máng là 200 m3 tương đương 100 m2/máng) bố trí 2 máng để nuôi cá rô phi và 1 máng nuôi cá chép. Trong đó cá rô phi (vụ 1) thả 20.000 con/máng x 2 máng = 40.000 con, kích cỡ cá giống; 30 con/kg (30 gram/con); Cá chép 15.000 con/máng, kích cỡ cá giống 100 gram/con. Ao nuôi cá số 2 có diện tích 1,5ha gồm 2 máng (thể tích mỗi máng là 250 m3 tương đương 125 m2/máng) bố trí nuôi cá Trắm cỏ.

Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành tập huấn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt theo hướng công nghệ cao “sông trong ao” cho hộ tham gia thực hiện đề tài và một số hộ nuôi cá tại xã Hồng Hưng. Sau tập huấn các hộ nuôi thủy sản trong vùng chuyển đổi hộ tham gia đề tài hiểu và nắm rõ được quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt theo hướng công nghệ cao “Sông trong ao”. Nắm rõ được các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình nuôi từ chuẩn bị ao nuôi, môi trường nước ao, con giống, thức ăn, điện dự phòng, quản lý ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh, tiêu tốn thức ăn, số lượng cá chết, các loại thuốc xử lý môi trường ao nuôi, xử lý chất thải,…để đảm bảo cá sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Ban chủ nhiệm đề tài và ông Lê Văn Việt đã phối hợp đầu tư: Bộ giải pháp quản lý, giám sát chất lượng nước hồ nuôi thủy sản nhiều điểm đo của Trung tâm Phát triển công nghệ và Thiết bị công nghiệp Sài Gòn (Việt Nam). Phần mềm thực hiện giám sát tự động tối đa 8 điểm với khoảng cách từ điểm đo tới máy đo không quá 100 m. Thời gian đo lặp lại ngắn nhất giữa 2 lần đo tại 1 điểm khi sử dụng hết 8 điểm đo là 60 phút. Cảnh báo khi chỉ số đo ngoài ngưỡng bằng cách hú còi tại trại; Cảnh báo cúp điện bằng cách hú còi tại trại; Có thể tích hợp thêm các cảm biến đo chất lượng nước khác.Các nội dung, theo dõi quản lý: Khí độc, nhiệt độ, pH, oxy, biến động của khí hậu (gió, mưa), truy xuất nguồn gốc,...

Kết quả cho thấy: Đối với cá Rô phi nuôi vụ 1: Sau hơn 4 tháng nuôi, khối lượng trung bình đạt 1000 gram/con, đạt yêu cầu so với thuyết minh. Đối với cá rô phi nuôi vụ 2 tốc độ sinh trưởng tương đương vụ 1. Đối với máng nuôi cá trắm cỏ sau gần 9 tháng nuôi thì tốc độ sinh trưởng khá, trọng lượng trung bình chưa đạt so với mục tiêu 2.280/2.700 kg/con. Đối với máng nuôi cá chép: tốc độ sinh trưởng chậm, không đạt yêu cầu 1.040/2.000 kg/con.

Trong quá trình thực hiện trong mô hình cá bị chết ban đầu hơn khi nuôi trong ao truyền thống (thời gian khoảng 15 ngày đầu sau khi thả) lý do là mật độ cao, cá bị xây sát, chóc vẩy...Đối với ao nuôi số 01, cá Rô phi nuôi 2 vụ, sản lượng đạt 68.822 kg, cá chép đạt 13.308 kg.Đối với ao nuôi  số 02, diện tích 1,5 ha nuôi cá trắm  đạt 29.640 kg. Tổng sản lượng thu hoạch 2,5 ha là 111.770 kg, tương ứng đạt 44.708 kg/ha. Tổng chi phí để xây dựng 01 ha hệ thống ao nuôi cá “sông trong ao” là 550 triệu đồng/ha tương đương gần 1,4 tỷ đồng/2,5 ha. Với lợi nhuận 540,395 triệu đồng/2,5 ha thì cần 3 năm mới có thể thu hồi vốn. Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân và cung cấp cho thị trường đang có nhu cầu lượng thực phẩm sạch lớn, lãi trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Để đảm bảo mục tiêu sản phẩm được tiêu thụ theo chuỗi, cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, Ban chủ nhiệm đề tài kết hợp cùng với hộ tham gia, chọn Công ty TNHH UNI - SEA có địa chỉ tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì (Hà Nội) ký hợp đồng tiêu thụ 100% sản lượng sản phẩm. Để truy xuất nguồn gốc sản phẩm được sản xuất tại hộ nuôi thủy sản của Đề tài được dễ dàng tất cả các dữ liệu trong quá trình nuôi sẽ được cập nhật vào phần mềm theo dõi đồng thời chủ hộ đã chủ động đăng mã vạch cho sản phẩm cá rô phi thương phẩm để truy xuất nguồn gốc.Mô hình nuôi cá “Sông trong ao” có những đặc điểm riêng dễ nhận biết bằng cảm quan: Bụng không có màng đen, không có mùi hôi tanh của bùn khi làm thực phẩm, đồng thời dòng chảy cũng thúc đẩy cá vận động liên tục, thịt săn chắc và thơm.

Việc áp dụng mô hình công nghệ “sông trong ao” có nhiều tính ưu việt, giúp tăng năng suất, chất lượng vật nuôi, giảm chi phí sản xuất qua đó nâng cao được hiệu quả kinh tế. Trong suốt quá trình nuôi cá không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như: nguồn nước cấp vào ao, nắng nóng, rét, lũ lụt,...Bảo vệ được môi trường ao nuôi cũng như môi trường chung do toàn bộ phân, chất thải của cá đều được dòng chảy tuần hoàn đẩy về cuối ao và được máy hút đưa vào hệ thống xử lý Biogas giúp môi trường nước trong ao nuôi luôn sạch, không bị ô nhiễm, hàm lượng khí độc và các vi khuẩn yếm khi, ký sinh trùng trong ao giảm. Kiểm soát hoàn toàn đối tượng nuôi trong mô hình, giảm được dịch bệnh, giảm được các tác động của môi trường như thiên tai (lũ lụt, nắng nóng, rét,…).

Bài của Nguyễn Thị Kim Hoa

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2020


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập173
  • Hôm nay36,043
  • Tháng hiện tại1,114,894
  • Tổng lượt truy cập3,820,098
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây