Xây dựng mô hình liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực thời kì hội nhập quốc tế

Trong những năm gần đây, vấn đề liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng được các trường đại học coi trọng nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Theo đó, các trường mời doanh nghiệp cùng tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và đánh giá người học, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, đưa sinh viên đến các doanh nghiệp thực tập, tuyển dụng lao động.
Xây dựng mô hình liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực thời kì hội nhập quốc tế

Nhận thức được điều đó, Trường Đại học Sao Đỏ trong những năm qua đã thực hiện triết lý giáo dục “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, nhà trường gắn liền với doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ra trường gắn với việc làm, thu nhập ổn đinh và cơ hội thăng tiến”. Hiện nay nhà trường đã có quan hệ với trên 50 doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước và có sự liên kết chặt chẽ với trên 10 doanh nghiệp, tập đoàn trong liên kết đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ và cung ứng nguồn nhân lực, mang lại lợi ích song trùng cho các bên. Để có những cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực nói chung và của Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng, từ đó đưa ra những kiến nghị khoa học đối với các bên liên quan, năm 2018 UBND tỉnh Hải Dương đã giao Trường Đại học Sao Đỏ thực hiện đề tài:“Xây dựng mô hình liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực thời kì hội nhập quốc tế”. Đề tài do TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ làm chủ nhiệm.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xây dựng mô hình liên kết giữa Trường Đại học Sao Đỏ với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực thời kỳ hội nhập quốc tế; Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp về kinh phí, cơ sở vật chất, cán bộ tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập…cho công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Trường Đại học Sao Đỏ; Doanh nghiệp tuyển dụng được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện mục tiêu đó, nhóm tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: thu thập cơ sở dữ liệu của nhà trường; nghiên cứu tài liệu; lấy ý kiến chuyên gia; phỏng vấn sâu; khảo sát bằng bảng hỏi; thực nghiệm. 

Nội dung đề tài làm rõcơ sở lý luận về liên kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực thời kỳ hội nhập quốc tế. Đồng thời,xây dựng cơ sở dữ liệu về thực trạng liên kết giữa Trường Đại học Sao Đỏ với các doanh nghiệp: Công ty TNHH Toyota Hải Dương, Công ty TNHH May Tinh Lợi, Công ty Cổ phần Lilama 69-1 Phả Lại, Công ty TNHH Regina Miracle Internationl Việt Nam. Từ đó tiến hành xây dựng mô hình liên kết giữa Trường Đại học Sao Đỏ với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, với các nội dung liên kết: xây dựng chương trình đào tạo; định hướng nghề nghiệp; tổ chức đào tạo và đánh giá người học; tổ chức trải nghiệm thực tế.

Sau khi xây dựng được mô hình liên kết giữa Trường đại học Sao Đỏ với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, nhóm tác giả đã thực nghiệm mô hình với đối tượng là sinh viên đại học khóa 6 ngành Công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật ô tô và công nghệ may. Chất lượng đầu ra của sinh viên khóa 6 được đối chứng và cho kết quả cao hơn so với đại học khóa 5. Về kết quả học tập: sinh viênđại học khóa 6 xếp loại giỏi chiếm 16,3%; khá chiếm 55,4% trong khi đại học khóa 5 chỉ có 8,1% loại giỏi; 35,5% loại khá. Sinh viênđại học khóa 6 xếp loại trung bình chiếm tỉ lệ thấp 28,4%, không có sinh viênxếp loại học lực trung bình yếu. Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên đại học khóa 5 xếp loại trung bình và trung bình yếu còn cao, chiếm 30,9%.Ngoài ra, sinh viên đại học khóa 6 có ý thức chuyên cần tốt, thái độ làm việc nghiêm túc, khả năng thích ứng với môi trường làm việc tại doanh nghiệp nhanh. Từ đó, cho thấy tính khả thi và hiệu quả của mô hình liên kết giữa Trường đại học Sao Đỏ với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực thời kì hội nhập quốc tế.

Qua quá trình thực nghiệm, để việc áp dụng mô hình được duy trì và đạt hiệu quả cao hơn nữa, nhóm tác giả đã đưa ra kiến nghị với các bên liên quan. Về phía nhà trường, phê duyệt chương trình đào tạo cho phù hợp kết quả nghiện cứu và áp dụng vào dạy tại Trường Đại học Sao Đỏ.Tiếp tục theo dõi tổng kết nghiên cứu này, áp dụng những năm tiếp theo. Về phíadoanh nghiệp, tiếp tục hợp tác với nhà trường trong các hoạt động: Tham gia xây dựng chương trình đào tạo; hỗ trợ người học trong trải nghiệm, thực tập, cơ hội tìm kiếm việc làm; đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, từ đó nhà trường sẽ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp. Hướng nghiên cứu tiếp theo, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu nội dung đề tài ở phạm vi rộng hơn. Kết quả nghiên cứu không chỉ được thực nghiệm và ứng dụng ở Trường Đại học Sao Đỏ mà còn được tiến hành ở các trường đại học khác trong Bộ Công thương.

Kết quả nghiên cứu của đề tàikhông chỉ có ý nghĩa thực tiễn với Trường Đại học Sao Đỏ, mà còn là tài liệu tham khảocho các trường đại học khác ở Hải Dương nói riêng,trong cả nước nói chung khixây dựng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Bài của TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên, TS. Nguyễn Thị Nhan, Trường Đại học Sao Đỏ

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 6 ra tháng 12/2019


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,082,830
  • Tổng lượt truy cập3,788,034
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây