Trong đó, huyện hỗ trợ hơn 140 triệu đồng chứng nhận VietGAP cho các hộ chăn nuôi; 422 triệu đồng hỗ trợ vùng thủy sản ứng dụng công nghệ cao Tái Sơn - Quang Phục - Tân Kỳ; hơn 1,6 tỷ đồng hỗ trợ giá giống lúa và hơn 1,5 tỷ đồng hỗ trợ mua thuốc diệt chuột bảo vệ sản xuất. Bước đầu các mô hình sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao đã góp phần tạo sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi tập quán, khuyến khích các hộ dân chuyển hướng sản xuất tập trung và ứng dụng công nghệ cao, đăng ký thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, qua đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, huyện tiếp tục xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí để hỗ trợ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các mô hình đặc thù đã được triển khai thực hiện tại một số địa phương. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để định hướng và tập trung đầu tư cho từng loại sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện; đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất như hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tin của Anh Nguyên
Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 6 năm 2022