Bản tin TBT số 04 ngày 25.02.2019

QUY ĐỊNH MỚI VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO

Ngày 01/10/2018, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 30/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tại bản tin số 04 ngày 25/02/2019, TBT Hải Dương xin giới thiệu tóm tắtmột số nội dung chính của Thông tư này như sau:

Trong trường hợp từ 2 thương nhân trở lên, được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung thì thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên. Khi cơ quan có thẩm quyền, hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài được chỉ định yêu cầu mỗi đợt đấu thầu nhập khẩu gạo theo hợp đồng tập trung chỉ có 1 thương nhân được tham gia ký kết, giao dịch hợp đồng.

Bản tin TBT số 04 ngày 25.02.2019

Bộ Công Thương cũng phân bổ chỉ tiêu cho các thương nhân đầu mối theo cơ chế luân phiên 3. Theo đó, các thương nhân đầu mối theo cơ chế luân phiên được trực tiếp xuất khẩu 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung, khi ký kết hợp đồng tập trung được thực hiện 2/3 số lượng 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung. Còn các thương nhân đầu mối không tham gia ký kết hợp đồng tập trung được được phân bổ thực hiện 1/3 số lượng 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung.

Cũng theo Thông tư 30/2018/TT-BCT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) không được phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác cho các thương nhân không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được cấp theo quy định của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

Trong trường hợp thương nhân không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần chỉ tiêu ủy thác đã được phân bổ, phải có văn bản trả lại chỉ tiêu đó gửi cho các thương nhân đầu mối và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong vòng 3 ngày, kể từ ngày có quyết định phân bổ chỉ tiêu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Quá thời hạn trên, thương nhân bị xác định là không thực hiện chỉ tiêu ủy thác.

Trên cơ sở tổng hợp lượng gạo mà các thương nhân trả lại chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu hoặc không thực hiện, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ lại cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo khác hoặc cho thương nhân đầu mối giao dịch, ký kết hợp đồng.

Trong trường hợp phân bổ lại cho các thương nhân đầu mối trong cơ chế đầu mối luân phiên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung thực hiện 2/3 lượng gạo, các thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập trung thực hiện 1/3 lượng gạo.

Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, thương nhân báo cáo Bộ Công Thương tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo. Định kỳ vào thứ 5 hàng tuần, thương nhân báo cáo Bộ Công Thương về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2018 và bãi bỏ Thông tư số 44/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tin TBT Hải Dương (số 04)


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây