Bản tin TBT số 23 ngày 10.12.2018

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM

Ngày 15/11/2018, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.

Thông tư này quy định về các nội dung: 1. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; 3. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng; 4. Thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Bản tin TBT số 23 ngày 10.12.2018

Tại số bản tin này, TBT Hải Dương tóm tắt 1 số nội dung về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và việc thu hồi,xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:

- Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận:

+  Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với: Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế: Rượu từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; bia từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; nước giải khát từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; sữa chế biến từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; dầu thực vật từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; bánh kẹo từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; bột và tinh bột từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên…

+ Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp cấp Giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp Giấy chứng nhận đối với: Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kếnhỏ hơn các cơ sở quy định nêu trên…

+ Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngàyGiấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định.

- Về thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn

+ Thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn phải được thu hồi tự nguyện hoặc bắt buộc và được xử lý theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn thực phẩm.

+ Cơ quan có thẩm quyền thu hồi bắt buộc là: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định; cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền buộc thu hồi theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

+ Hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi, sản phẩm phải thu hồi được xử lý theo một trong các hình thức sau:

  • Khắc phục lỗi ghi nhãn: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
  • Chuyển mục đích sử dụng: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng được trong thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác.
  • Tái xuất: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
  • Tiêu hủy: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng hoặc mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. 

Tin TBT Hải Dương


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập209
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,096,422
  • Tổng lượt truy cập3,801,626
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây