Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã sản xuất thành công nấm linh chi, một dược , từ liệu quý giá thể là mùn cưa của các loại cây có mủ trắng, nhất là mùn cưa cây cao su rất thông dụng và dễ kiếm trên địa bàn.
Thành phần giá thể để sản xuất nấm linh chi bao gồm mùn cưa gỗ cây cao su, bột cám bắp hoặc gạo và mùn gỗ lim, với tỷ lệ như sau: 96% mùn cưa cao su, 5% bột cám bắp hoặc gạo, 1% mùn cưa gỗ lim. Đây là tỷ lệ hợp lý có được sau nhiều năm sản xuất và phải tuân theo một quy trình kỹ thuật hết sức nghiêm ngặt.
Sau khi các nguyên liệu được trộn với nhau, tiến hành ủ trong 7 ngày, đảo đều 3 ngày một lần. Việc ủ và đảo như vậy giúp các thành phần giá thể vừa có độ phân huỷ tương đối vừa ngấm các hợp chất, hoạt chất của mỗi thành phần vào nhau.
Sau khi ủ xong, nguyên liệu được đóng vào túi nilông (loại túi nilông chịu nhiệt đặc biệt, không bị giãn ở nhiệt độ 1000C), mỗi túi chứa 1 kg nguyên liệu hỗn hợp nói trên. Các túi này sau đó được đưa vào lò thanh trùng bằng nước sôi, ngâm với thời gian là 12 giờ. Sau đó, chúng được vớt ra để nguội cũng kéo dài 12 giờ.
Theo ông Nguyễn Thụ, Chủ nhiệm Hợp tác xã, việc nấu và để nguội kéo dài như vậy là để loại bỏ các loại khí độc sản sinh ra trong quá trình ủ và nấu, đồng thời, tạo môi trường sống tốt nhất cho men giống của nấm khi cấy vào giá thể.
Tại Phòng cấy giống, các túi nilông chứa hỗn hợp giá thể, các dụng cụ cấy giống bao gồm đèn cồn, kẹp men giống và ống nghiệm... đều được khử trùng bằng tia cực tím trong vòng 30 phút. Sau khi cấy men giống xong, toàn bộ được chuyển đến phòng nuôi trồng nấm linh chi, giữ nhiệt độ thường xuyên từ 25 đến 300C để nấm phát triển tốt.
Hàng năm, Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương sản xuất và tiêu thụ trên 3 tạ nấm linh chi khô. Nấm linh chi ở Phú Lương hiện đã được đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và đã tham gia nhiều hội chợ lớn như Hội chợ Giảng Võ, Hà Nội, dành cho sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, Hội chợ Thương hiệu Hà Nội, Hội chợ quốc tế về thương hiệu Việt Nam tại Khánh Hoà, Techmart Việt Nam tại Đà Nẵng (trong các năm từ 2007 đến nay).
Sắp tới, Sở KH&CN Thừa Thiên - Huế sẽ tiếp tục đầu tư thêm 150 triệu đồng, giúp Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương mở rộng cơ sở sản xuất nấm linh chi.
(TTXVN/Vietnam+)
Sau khi các nguyên liệu được trộn với nhau, tiến hành ủ trong 7 ngày, đảo đều 3 ngày một lần. Việc ủ và đảo như vậy giúp các thành phần giá thể vừa có độ phân huỷ tương đối vừa ngấm các hợp chất, hoạt chất của mỗi thành phần vào nhau.
Sau khi ủ xong, nguyên liệu được đóng vào túi nilông (loại túi nilông chịu nhiệt đặc biệt, không bị giãn ở nhiệt độ 1000C), mỗi túi chứa 1 kg nguyên liệu hỗn hợp nói trên. Các túi này sau đó được đưa vào lò thanh trùng bằng nước sôi, ngâm với thời gian là 12 giờ. Sau đó, chúng được vớt ra để nguội cũng kéo dài 12 giờ.
Theo ông Nguyễn Thụ, Chủ nhiệm Hợp tác xã, việc nấu và để nguội kéo dài như vậy là để loại bỏ các loại khí độc sản sinh ra trong quá trình ủ và nấu, đồng thời, tạo môi trường sống tốt nhất cho men giống của nấm khi cấy vào giá thể.
Tại Phòng cấy giống, các túi nilông chứa hỗn hợp giá thể, các dụng cụ cấy giống bao gồm đèn cồn, kẹp men giống và ống nghiệm... đều được khử trùng bằng tia cực tím trong vòng 30 phút. Sau khi cấy men giống xong, toàn bộ được chuyển đến phòng nuôi trồng nấm linh chi, giữ nhiệt độ thường xuyên từ 25 đến 300C để nấm phát triển tốt.
Hàng năm, Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương sản xuất và tiêu thụ trên 3 tạ nấm linh chi khô. Nấm linh chi ở Phú Lương hiện đã được đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và đã tham gia nhiều hội chợ lớn như Hội chợ Giảng Võ, Hà Nội, dành cho sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, Hội chợ Thương hiệu Hà Nội, Hội chợ quốc tế về thương hiệu Việt Nam tại Khánh Hoà, Techmart Việt Nam tại Đà Nẵng (trong các năm từ 2007 đến nay).
Sắp tới, Sở KH&CN Thừa Thiên - Huế sẽ tiếp tục đầu tư thêm 150 triệu đồng, giúp Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương mở rộng cơ sở sản xuất nấm linh chi.
(TTXVN/Vietnam+)