Xử lý rơm rạ tại nông hộ - một mô hình đem lại hiệu quả thiết thực

Huyện Thanh Hà là huyện trồng cây nông nghiệp và cây đặc sản của tỉnh với diện tích tự nhiên 15.890ha, trong đó hàng năm gieo cấy từ 3800 – 4200 ha/vụ. Tính trung bình khoảng 6 tấn rơm, rạ/ha thì lượng rơm rạ sau thu hoạch khoảng 23 -25.000 tấn, nếu lượng rơm rạ này dùng men vi sinh tạo ra nguồn phân ủ, thì giảm được một lượng chi phí đầu vào cho nông dân và cải tạo đất, giảm ô nhiễm môi trường đồng thời tạo ra một sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe cộng đồng.
00_0029_2010-12-15_14171700002610-40-15
Tuy nhiên trên địa bàn huyện Thanh Hà nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung những năm gần đây luôn xảy ra tình trạng đốt rơm, rạ. Sau khi thu hoạch người dân bỏ ngoài đồng, trên các trục giao thông sau đó đem đốt lấy tro gây ô nhiễm môi trường khói bụi, gây chảy nhựa làm hư hỏng đường giao thông, đặc biệt có một số hộ dân còn vứt rơm, rạ xuống các ao, ngòi gây cản trở dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước.
Trước thực trạng trên, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã tạo điều kiện cho 4 xã gồm Tiền Tiến, Thanh Hải, Tân Việt và Thanh An của huyện Thanh Hà được tham gia và triển khai dự án xây dựng mô hình trình diễn mở rộng xử lý rơm, rạ làm phân hữu cơ vi sinh quy mô 320 tấn rơm, rạ/ 2 vụ chiêm xuân và vụ mùa với 130 hộ đăng ký tham gia trên tổng diện tích 28,9 ha góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện. Huyện đã phối hợp với công ty cổ phần Fitohoocmon (Hà Nội) hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia dự án tài liệu kỹ thuật về ủ rơm làm phân vi sinh và tuyên truyền vai trò của mô hình tổ liên gia, nội dung cách thức hoạt động của tổ liên gia để hỗ trợ lẫn nhau về kỹ thuật, giúp nhau thu gom, đảo nguyên vật liệu trong quá trình ủ. Huyện Thanh Hà còn thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống 4 xã kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các hộ nông dân ủ theo đúng quy trình kỹ thuật về ủ rơm rạ làm phân vi sinh. Các hộ tham gia đã giúp nhau trong khâu thu gom vật liệu, cùng nhau làm và ủ; tiếp thu kỹ thuật, lao động, nhân lực . . . Các tổ liên gia hoạt động đều đặn, thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và giúp nhau trong khâu kỹ thuật, đảo trộn, tưới nước đảm bảo độ ẩm.
Chị Nguyễn Thị Vân - ở thôn Tiên Tảo, xã Thanh An (Thanh Hà) cho biết: tổ li
ên gia đã thu gom rạ từ đồng ruộng về và đã ủ được 12 tấn phân vi sinh. Phân vi sinh có ưu điểm hơn hẳn dễ làm lại giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với số phân ủ được chị dùng số phân đó trồng được khoảng 6 sào khoai tây và rau xanh. Qua so sánh thì thấy dùng phân vi sinh dễ trồng, phát triển tốt khoai tây lên nhanh và mập ngọn. Trong năm tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình làm phân vi sinh lên gấp 3 lần so với trước.
Theo đánh gia của các ngành liên quan thì thực hiện quy tình ủ tại hộ gia đình có nhiều lợi thế so với ủ tập trung như chủ động về nguồn nguyên liệu, địa điểm, nguồn nước, chủ động về nhân lực, điều kiện che phủ cũng tốt hơn. Đặc biệt, ủ tại các hộ nông dân có thể tận dụng được các nguồn phân như gia súc, gia cầm, cám gạo . . . làm tăng nguồn thức ăn, kích thích hệ vi sinh vật hoạt động mạnh hơn. Vì vậy đống ủ có nhiệt độ cao hơn, độ phân giải xenluloza nhanh hơn và tạo ra nguồn phân ủ có chất lượng cao hơn, tạo ra nguồn phân hữu cơ tốt, sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng như cây rau mầu, cây ăn quả và sử dụng trong sản xuất lúa an toàn, chất lượng. Phó chủ tịch UBND xã Thanh An, huyện Thanh Hà Nguyễn Đắc Chiếm cho biết thêm: Làm phân vi sinh từ rơm rạ là mô hình mới lạ nhưng nhận thức được tầm quan trọng cũng như hiệu quả trong việc làm phân vi sinh, địa phương đã mua thêm chế phẩm để thí nghiệm làm thêm với bèo tây. Kỹ thuật xử lý rơm rạ tuy mới lạ nhưng khá đơn giản, chế phẩm men vi sinh Fito hoocmon của công ty Cổ phần công nghệ sinh học Hà Nội gồm các chủng vi sinh vật phân giải xenlulô, lignin, hemixenluloza . . . có độ phân giải nhanh và triệt để các nguyên liệu hữu cơ, rác hữu cơ, rơm rạ, phân gia súc, gia cầm . . . thành phân hữu cơ vi sinh giàu chất dinh dưỡng, đạt tiêu chuẩn. Xã đã ủ được 80 tấn rơm, rạ trong 2 vụ, phân vi sinh được làm từ rơm rạ và bèo tây dùng để trồng khoai cây phát triển tốt. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã giảm một lượng đáng kể các loại phân vô cơ, làm tăng khả năng chống đổ, chống chịu sâu bệnh tốt hơn cho cây trồng, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, tăng chất lượng nông sản.
Việc tận dụng các phế thải nông nghiệp sau mỗi vụ thu hoạch tạo ra lượng phân ủ ngoài việc bảo vệ môi trường, bón lót cho ruộng, giảm lượng phân vô cơ tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn cho người sử dụng. Đồng thời còn có tác dụng cải tạo đất và giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
 D
ự kiến năm 2010 Trung tâm ứng dụng TBKH tỉnh sẽ tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm xử lý rơm rạ tại Hải Dương góp phần chủ động trong việc xử lý rơm rạ, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng nguồn phân cho cây trồng.
Hải Ninh

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay51,703
  • Tháng hiện tại1,182,226
  • Tổng lượt truy cập3,887,430
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây