1. Trước hết ta đi tìm hiểu về công nghệ mạng di động 1G, 2G.
Như chúng ta đã biết mạng di động 2G xuất hiện vào khoảng những năm 1990 của thế kỷ trước. Đây là thế hệ mạng di động thứ 2 tiếp nối thế hệ thứ nhất là (1G) xuất hiện vào khoảng những năm 1985 của thế kỷ trước, với tên gọi đầy đủ là hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile Communications; viết tắt: GSM). Công nghệ này có khả năng phủ sóng rộng khắp, giúp người dùng có thể sử dụng điện thoại không dây ở nhiều nời khác nhau có thể liên lạc với nhau.
Mạng 2G chia làm 2 nhánh chính: Nền TDMA (Time Division Multiple Access) và nền CDMA cùng nhiều dạng kết nối mạng tuỳ theo yêu cầu sử dụng từ thiết bị và từng quốc gia.
Ba ứng dụng chủ yếu của mạng 2G so với 2 công nghệ tiền nhiệm 1G là:
- Gọi thoại với tín hiệu được mã hóa dưới dạng tín hiệu kĩ thuật số (digital encrypted).
- Sử dụng hiệu quả hơn phổ tần số vô tuyến cho phép nhiều người dùng hơn trên mỗi dải tần.
- Cung cấp dịch vụ dữ liệu cho di động, bắt đầu với tin nhắn văn bản SMS.
Công nghệ 2G cho phép các nhà mạng khác nhau cung cấp các dịch vụ như tin nhắn văn bản, tin nhắn hình ảnh và MMS (tin nhắn đa phương tiện). Tất cả các tin nhắn văn bản được gửi trên 2G đều được mã hóa bằng tín hiệu kĩ thuật số (digital), cho phép truyền dữ liệu theo cách mà chỉ người nhận như dự định mới được nhận và đọc tin nhắn.
Sau khi mạng 2G được triển khai, các hệ thống mạng không dây di động trước đó được đặt tên là 1G. Trong khi tín hiệu vô tuyến trên mạng 1G là tín hiệu tương tự (analog), tín hiệu vô tuyến trên mạng 2G là tín hiệu digital. Cả hai hệ thống đều sử dụng tín hiệu digital để kết nối với phần còn lại của hệ thống di động thông qua các tháp vô tuyến (radio tower).
Với công nghệ dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp GPRS (General Packet Radio Service) GPRS kết hợp cùng mạng 2G (mạng điện thoại nghe, gọi, nhắn tin thông thường nhất hiện nay) sẽ tạo thành mạng 2.5G (xuất hiện biểu tượng kết nối chữ G nằm cạnh biểu tượng sóng trên điện thoại), một thế hệ trung gian giữa 2G và 3G.
2. Thế hệ Mạng 3G
Đến năm 2005 mạng 3g xuất hiện. Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu ở dạng thoại ( như nghe, gọi, nhắn tin thông thường) và ngoài thoại như tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh... Trên thực tế mạng 3G đã được nghiên cứu và phát triển từ những năm 2000 tuy nhiên đến năm 2005 mới được ứng dụng rộng rãi và nước đầu tiên đưa công nghệ mạng 3G vào khai thác thương mại một cách rộng rãi là Nhật Bản và đến năm 2008 mạng 3G được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Điểm mạnh 3G so với công nghệ trước là cho phép truy cập internet, sử dụng các dịch vụ định vị toàn cầu GPS, truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di động ở các tốc độ khác nhau. Tốc độ mạng 3G chuẩn của một số mạng di động là 21 Mbps và nâng cao lên 42 Mbps. Do đó, người dùng 3G sẽ có thể xem phim, clip, nghe nhạc và lướt web nhanh hơn. Trong đó HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access): Gói đường truyền tải xuống tốc độ cao, cho phép tốc độ tải dữ liệu về máy tối đa đạt đến 42 Mbps, tương đương với tốc độ đường truyền ADSL (1 giây có thể up xong 1 bản MP3 dung lượng 5 MB).
3. Thế hệ Mạng 4G
Mạng 4G(viết tắt của fourth-generation) hay LTE (viết tắt của cụm từ Long Term Evolution, có nghĩa là Tiến hóa dài hạn) là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1,5 Gb/giây. Tốc độ tải dữ liệu của mạng 4G vượt xa so với 3G. Tốc độ tối đa của mạng 4G có thể đạt tới 100 Mbps đối với người dùng di động (hay di chuyển) và 1 Gbps đối với người dùng cố định (không di chuyển).
Cũng giống như ở 3G có thêm hai phiên bản nâng cấp là 3.5G (HSDPA) và 3.75G (HSUPA). Ở LTE cũng vậy, nó cũng có các tiêu chuẩn kế thừa mạnh mẽ hơn như LTE Advanced (LTE-A) với tốc độ lý thuyết tải về tối đa 3Gbps, tải lên (Upload) lên tới 1.5Gbps. Dĩ nhiên, để có thể sử dụng được 3G cũng như 4G thì thiết bị của bạn phải được trang bị chip mạng tương ứng. Sau đó đăng ký các gói dịch vụ dữ liệu từ nhà mạng rồi mới sử dụng được...
Hiện nay, hầu hết các thiết bị di động bán ra trên thị trường đều hỗ trợ công nghệ 4G-LTE để kết nối các dịch vụ 4G, một số máy thậm chí còn không trang bị chuẩn kết nối cũ 2G hoặc cả 3G.
4. Thế hệ Mạng 5G
Mạng 5G là thế hệ mạng viễn thông di động thứ 5 với nhiều ưu điểm nổi trội so với mạng di động 4G. Đó chính là tốc độ truyền tải dữ liệu có dung lượng lớn nhanh gấp 10 lần thậm chí có thể gấp 100 lần so với mạng di động 4G.
Ưu điểm của mạng 5G so với 4G là.
- Truyền phát video có độ phân giải cao 4K, 8K
Truyền video 4K không phải là điều mà nhiều người có thể làm trên 4G. Tuy nhiên, với 5G, bạn có thể thực hiện một bước nhảy vọt khổng lồ và truyền phát video với chất lượng 8K cực nhanh.
Đây là một ví dụ rõ ràng về những lợi thế được cung cấp bởi tốc độ 5G lớn hơn - bởi vì dữ liệu có thể được truyền nhanh hơn, có thể truyền nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian. Bạn có thể truyền phát dữ liệu chất lượng cao hơn nhiều, ngay cả với những video chất lượng cao nhất hiện nay.
Do đó, nhiều hãng điện tử thậm chí còn có tham vọng phát hành TV 5G hỗ trợ 8K. Đây là một phương thức giải trí tuyệt vời của tương lai.
- Tải xuống dữ liệu lớn với tốc độ cực nhanh.
Cũng như phát trực tuyến ở độ phân giải cao hơn, bạn có thể tải xuống nội dung nhanh hơn với mạng 5G, điều này sẽ giúp việc tải phim có chất lượng cao 4K, 8K trở nên khả thi hơn. Về mặt kỹ thuật, bạn có thể tải xuống qua kết nối 4G hoặc thậm chí 3G, nhưng nó sẽ rất chậm và mất rất nhiều thời gian để tài về tuy nhiên với mạng 5G thì bạn có thể tải về trong chỉ trong một vài giây là tải xong.
- So sánh tốc độ mạng 5g so với thế hệ 2G, 3G, 4G
Để dễ hình dung chúng ta lấy ví dụ về tốc độ truyền tải dữ liệu của công nghệ mạng 2G như tốc độ của người đi xe đạp còn tốc độ của mạng 3G thì như tốc độ của ô tô và tốc độ của công nghệ mạng 4G nhanh như tốc độ của máy bay và tốc độ của công nghệ 5G nhanh như tốc độ của tên lửa.
Lê Duy Thuỷ