Chinhphu.vn) - Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học" sẽ giúp người nông dân sản xuất an toàn hơn, người tiêu thụ sản phẩm nông sản yên tâm hơn, đồng thời tạo được nhiều việc làm cho người dân ở những vùng nông thôn khó khăn.
Hôm (30/6/2009), tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Văn Giàu và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam Ayumi Konishi đã cùng ký kết Hiệp định vay cho Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học" với số vốn vay là 95 triệu USD trong tổng vốn của dự án là trên 110,4 triệu USD.
Mục tiêu của dự án là nhằm cải thiện độ an toàn và chất lượng của các loại nông sản hàng hóa của Việt Nam, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng sạch thay thế cho các hộ gia đình thông qua việc phát triển khí sinh học.
Dự án được triển khai từ năm 2009 đến hết năm 2015 ở 3 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và 13 tỉnh có sản lượng rau, quả, chè chiếm tỷ trọng lớn trong cả nước, gồm Bắc Giang, Bến Tre, Bình Thuận, Hải Dương, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Hoạt động của dự án có 4 hợp phần: Phát triển khung quy chế và thiết lập hệ thống an toàn chất lượng sản phẩm nông nghiệp hoạt động hiệu quả; đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hỗ trợ cho sản phẩm nông nghiệp an toàn chất lượng; giảm nguy cơ từ chất thải chăn nuôi thông qua việc phát triển khí sinh học và tăng cường quản lý dự án.
Phát biểu tại lễ ký, ông Ayumi Konishi cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất các loại rau quả và chè lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, nhưng tình trạng quản lý về môi trường sản xuất chưa cao, việc xử lý chất thải chưa đúng quy cách cũng như một số nơi còn lạm dụng phân bón trong trồng trọt... đã dẫn đến chất lượng một số sản phẩm nông sản của Việt Nam chưa đạt được những tiêu chuẩn bắt buộc. Vì thế, việc đầu tư vào các tỉnh, thành phố trên sẽ mang lại ý nghĩa lớn cho chiến lược phát triển các sản phẩm nông sản của Việt Nam, giúp người nông dân sản xuất an toàn hơn, người tiêu thụ được yên tâm hơn, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá trên thị trường quốc tế.
Dự kiến, dự án sẽ đem lại lợi ích cho khoảng 3,6 triệu nông dân ở 16 tỉnh, thành phố và tạo ra khoảng 1,4 triệu việc làm trong các công việc sau thu hoạch. Với kết quả này, dự án hy vọng sẽ góp phần giảm tình trạng nghèo và tạo thêm thu nhập cho người dân ở các khu vực nông thôn.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc quản lý dự án và phát triển chương trình khí sinh học, ADB đã tài trợ cho Việt Nam Hỗ trợ kỹ thuật đi kèm theo dự án này với trị giá 1,5 triệu USD.
T.T.Tphòng QLCN-SHTT theowebsite Chính phủ
Mục tiêu của dự án là nhằm cải thiện độ an toàn và chất lượng của các loại nông sản hàng hóa của Việt Nam, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng sạch thay thế cho các hộ gia đình thông qua việc phát triển khí sinh học.
Dự án được triển khai từ năm 2009 đến hết năm 2015 ở 3 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và 13 tỉnh có sản lượng rau, quả, chè chiếm tỷ trọng lớn trong cả nước, gồm Bắc Giang, Bến Tre, Bình Thuận, Hải Dương, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Hoạt động của dự án có 4 hợp phần: Phát triển khung quy chế và thiết lập hệ thống an toàn chất lượng sản phẩm nông nghiệp hoạt động hiệu quả; đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hỗ trợ cho sản phẩm nông nghiệp an toàn chất lượng; giảm nguy cơ từ chất thải chăn nuôi thông qua việc phát triển khí sinh học và tăng cường quản lý dự án.
Phát biểu tại lễ ký, ông Ayumi Konishi cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất các loại rau quả và chè lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, nhưng tình trạng quản lý về môi trường sản xuất chưa cao, việc xử lý chất thải chưa đúng quy cách cũng như một số nơi còn lạm dụng phân bón trong trồng trọt... đã dẫn đến chất lượng một số sản phẩm nông sản của Việt Nam chưa đạt được những tiêu chuẩn bắt buộc. Vì thế, việc đầu tư vào các tỉnh, thành phố trên sẽ mang lại ý nghĩa lớn cho chiến lược phát triển các sản phẩm nông sản của Việt Nam, giúp người nông dân sản xuất an toàn hơn, người tiêu thụ được yên tâm hơn, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá trên thị trường quốc tế.
Dự kiến, dự án sẽ đem lại lợi ích cho khoảng 3,6 triệu nông dân ở 16 tỉnh, thành phố và tạo ra khoảng 1,4 triệu việc làm trong các công việc sau thu hoạch. Với kết quả này, dự án hy vọng sẽ góp phần giảm tình trạng nghèo và tạo thêm thu nhập cho người dân ở các khu vực nông thôn.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc quản lý dự án và phát triển chương trình khí sinh học, ADB đã tài trợ cho Việt Nam Hỗ trợ kỹ thuật đi kèm theo dự án này với trị giá 1,5 triệu USD.
T.T.Tphòng QLCN-SHTT theowebsite Chính phủ