Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp

(VietQ.vn) - Nhờ lợi thế từ việc tham gia 15 hiệp định thương mại tự do đã giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp với giá thành phải chăng.

Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp

Nhật báo Tribune de Gèneve của Thụy Sĩ vừa đăng bài viết về việc Việt Nam trở thành điểm đến mới của các công ty nước ngoài. Bài viết nhấn mạnh Việt Nam đã ghi nhận mức mạnh nhất châu Á trong năm 2022 sau thời gian đóng cửa vì đại dịch COVID-19.

Thụy Sĩ có điều kiện thuận lợi để khai thác những ưu thế mà nền kinh tế mang lại. Trong năm 2020, giữa Thụy Sĩ và Việt Nam đạt hơn 3 tỷ franc (khoảng 3,2 tỷ USD), tạo ra 20.000 việc làm. Hàng trăm công ty Thụy Sĩ đã có mặt và nằm trong số những nhà đầu tư châu Âu quan trọng nhất tại Việt Nam. Đặc biệt, lĩnh vực thiết bị công nghiệp của Thụy Sĩ nên tận dụng tối đa xu hướng hàng “Made in Vietnam” đang phát triển mạnh.

Bài viết nhấn mạnh thêm sự bùng nổ công nghiệp ở Việt Nam có thể cảm nhận được rõ ngay khi bước vào khu công nghiệp Vân Trung, cách Hà Nội một giờ lái xe về phía Bắc. Ngay từ sáng sớm, nhiều người đã đến xếp hàng trước văn phòng tuyển dụng của Foxconn, nhà thầu phụ nổi tiếng nhất của Apple.

Trước mặt tiền của một ký túc xá lớn dành cho công nhân còn có tấm áp phích lớn kèm thông báo Foxconn tuyển 10.000 nhân viên với điều kiện làm việc thuận lợi. Foxcom không phải là nhà máy duy nhất tuyển dụng lao động số lượng lớn. Cách đó không xa, đối thủ cạnh tranh là LuxShare đang thông báo tuyển 13.000 nhân viên mới.

Một nhà cung cấp ô tô khác đang tuyển dụng 700 vị trí đủ điều kiện, trong khi nhà sản xuất pin mặt trời đang thông báo tuyển dụng 6.000 vị trí. Cũng theo bài viết, các khu công nghiệp lớn đang được xây dựng và được các nhà sản xuất thiết bị điện tử tiên tiến tiếp quản.

Tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc đã khánh thành trung tâm nghiên cứu và phát triển hoàn toàn mới ở Hà Nội vào tháng 12/2022, có kế hoạch đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD để sản xuất chất bán dẫn tại một tỉnh lân cận. Công ty thiết bị bán dẫn lớn Amkor Technology của Mỹ sẽ sớm mở nhà máy cách sân bay không xa. Và hãng Pegatron của Đài Loan (Trung Quốc), công ty sản xuất linh kiện cho hãng xe điện Tesla và lắp ráp iPhone vừa đi vào hoạt động gần Vịnh Hạ Long.

Việt Nam có được sức hút trên nhờ nhiều yếu tố khác nhau như ổn định; 15 hiệp định thương mại tự do, bao gồm một hiệp định được ký kết vào năm 2020 với Liên minh châu Âu (EU), giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp với giá thành phải chăng. Bài báo kết luận Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá ở vị trí ưu tiên đầu tư hàng đầu, do đó trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến các siêu nhà máy mọc lên.

Nguồn: VietQ.vn


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây