Xăng pha methanol không tự bốc cháy

Cần thêm nhiều thực nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây cháy xe. Ảnh: Việt Dương Trung tâm Công nghệ hóa dầu và động cơ đốt trong thuộc trường Đại học Bách Khoa đã tiến hành nghiên cứu mẫu xăng của nhiều nhà cung cấp về nguyên nhân cháy xe ở nhiệt độ cao và thấp.
Xăng pha methanol không tự bốc cháy
Với nhiệt độ cao, thử nghiệm được đưa ra là các mô phỏng các ống pô xe, thiết bị khác cho nóng đến 500 độ C và nhỏ từng giọt xăng pha methanol hay ethanol vào. Kết quả cho thấy không phát sinh cháy, Giám đốc Trung tâm hóa dầu, Huỳnh Quyền cho biết.
Theo ông Quyền, thử nghiệm này cho thấy các xe đã tắt máy trong thời gian gần đây mà vẫn cháy, có thể không phải do xăng tiếp xúc với nguồn nhiệt cao. Tuy nhiên, Đại học Bách Khoa cho biết thời gian chỉ có 4 ngày nên không thể có kết quả chính xác về nguyên nhân cháy xe.
Với các thí nghiệm đã làm trong 4 ngày, Đại học Bách Khoa kết luận sơ bộ: Khả năng tự cháy của xe máy liên quan đến các sự cố phát sinh từ nhiệt độ cao với hệ thống điện hay động cơ. Ngoài ra, với những trường hợp nhiệt độ thấp mà xe máy vẫn cháy theo ông Quyền, hiện có một nghiên cứu của Đại học ở Mỹ đối với xăng có pha methanol hoặc ethanol cần tham khảo. Nghiên cứu cho thấy trong trường hợp bình xăng cạn, còn khoảng 5% nhiên liệu này thì phía trên sẽ hình thành hỗn hợp bão hòa Hyrocacbon, hỗn hợp này có thể tự gây cháy.
Tuy nhiên, đây là nghiên cứu của thế giới để xây dựng tính an toàn cho nhiên liệu chứ không phải ở Việt Nam, muốn biết chính xác thì phải làm các thí nghiệm mô phỏng.
Đối với xăng pha methanol hay ethanol, khuyến cáo của Honda Việt Nam không sử dụng xăng pha ethanol trên 10%, không sử dụng xăng chứa methanol mà không có chất chống ăn mòn và dung môi hòa tan methanol. Nếu có dùng xăng methanol thì không được dùng loại có chứa hơn 5% methanol ngay cả khi nó chất dung môi hòa tan và chất chống ăn mòn.
Honda Việt Nam khẳng định sử dụng xăng chứa trên 10% ethanol hoặc trên 5% methanol có thể làm hỏng lớp sơn thùng xăng, hỏng đường ống cao su dẫn xăng, gây hoen rỉ bình xăng, máy vận hành kém. "Nếu thấy xe có bất cứ hiện tượng nào khi sử dụng xăng nghi là có chứa methanol hoặc ethanol, hãy chuyển sang dùng loại xăng không pha 2 dung môi này", khuyến cáo Honda Việt Nam nêu rõ.
Kiên Cường (VnE)

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,103,939
  • Tổng lượt truy cập3,809,143
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây