Nông sản lên sàn thương mại điện tử: Cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc lên sàn thương mại điện tử, tiêu thụ cả trong nước và nước ngoài được xem là “điểm sáng” của ngành nông sản Việt Nam.

Nông sản lên sàn thương mại điện tử: Cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt

Hiện nay, nhiều sản phẩm nông sản đang được chào bán, nhất là các đặc sản của nhiều vùng miền trong cả nước, như: chè Thái Nguyên, long nhãn Hưng Yên, gạo Séng Cù Yên Bái, nước mắm Phú Quốc, mật ong rừng Lào Cai, tương ớt Mường Khương, chả mực Hạ Long, mực một nắng Cô Tô, Tiên Yên... đã lên sàn Sendo, Shoppee...

Gần đây nhất, vải thiều Hải Dương đã lên sàn thương mại điện tử Lazada từ ngày 14/5. Tính đến nay, hơn 3 tấn vải được tiêu thụ, chủ yếu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sau Lazada, vải thiều Hải Dương tiếp tục chinh phục sàn thương mại điện tử Sendo vào ngày 24/5. Sau một ngày, vải bán được hơn 6 tấn, với giá khoảng 18.000 đồng một kg và dự báo lượng tiêu thụ có thể lên tới 12 tấn trong ít ngày nữa. Dự kiến trong tháng 5 này, những lô vải thiều Bắc Giang sẽ lên kệ hàng online của một số sàn trong nước và quốc tế như Alibaba, Amazon…

Tuy vậy, đưa được sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử không đơn giản, bởi nhận thức của doanh nghiệp với phương thức kinh doanh này còn hạn chế. Bà Đinh Tuyết Nhung, Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác xã nông dược và cộng đồng Bắc Kạn nêu thực tế các mặt hàng nông sản có thời gian bảo quản ngắn và đơn vị cũng chưa có hình ảnh cũng như chiến lược kinh doanh để có được một phương án cụ thể tiếp cận đối tượng khách hàng nên giao dịch với sản lượng sản phẩm bán trên sàn thương mại chưa cao.

"Hiện nay bán hàng đang bị hạn chế do dịch Covid-19 bùng phát, các đơn vị trực tiếp sản xuất của chúng tôi rất mong phía chính quyền sẽ có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ các đơn vị mà có thể đưa các sản phẩm lên sàn thương mại lớn. Cùng với đó, có những đợt tập huấn hoặc phương án để cho đơn vị có thể cải thiện, quản trị doanh nghiệp cũng như phương pháp marketing online” - bà Nhung nói.

Các chuyên gia chỉ ra, để đưa nông sản lên sàn thương mại một cách bài bản, bền vững trên diện rộng mà không chỉ là những cuộc "giải cứu" mùa vụ, vẫn còn nhiều thách thức. Trong đó, rào cản đầu tiên là hạn chế trong việc tiếp cận thông tin đối với những người trực tiếp sản xuất.

Đa phần người nông dân giỏi canh tác, sản xuất, nhưng để có thể đóng gói bao bì sao cho đẹp, chụp hình sao cho hấp dẫn, đúng chuẩn, vẫn là thách thức. Tiếp đến là khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng, nguồn hàng ổn định đảm bảo các chuỗi cung ứng thay vì canh tác nhỏ lẻ, manh mún.

Ngoài ra, khâu vận chuyển, bảo quản hàng hoá cũng phải xử lý tốt, để thực phẩm của khách hàng giữ được chất lượng cao nhất, hạn chế tối đa những rủi ro về khiếu nại chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc thiếu cán bộ hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing... cũng là những hạn chế cần được khắc phục để doanh nghiệp quảng bá trực tuyến, xây dựng hình ảnh sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp…

Theo vietq.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay41,673
  • Tháng hiện tại1,286,307
  • Tổng lượt truy cập3,991,511
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây