Xử lý gần 1.500 hộp mỳ tôm chiên ăn liền không rõ nguồn gốc xuất xứ

(VietQ.vn) - Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai vừa phối hợp Công an tỉnh này phát hiện, xử lý số lượng lớn hàng hóa là mỳ tôm chiên không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xử lý gần 1.500 hộp mỳ tôm chiên ăn liền không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp cùng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu- Công an tỉnh Lào Cai phát hiện, khám lô hàng đang tập kết tại khu vực tổ 5 đường Vũ Trọng Phụng, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai.

Kết quả khám lô hàng gồm 97 thùng cát tông, bên trong chứa 1.455 hộp mỳ tôm chiên dạng viên ăn liền (15 hộp/thùng); Trên vỏ bao bì không thể hiện xuất xứ của hàng hóa.

Chủ hàng là Hoàng Văn Luân 26 tuổi, (địa chỉ: thôn Tân Thịnh, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái). Tại thời điểm kiểm tra, Luân không xuất trình được các hóa đơn chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa.

Hiện, lực lượng chức năng đã lập hồ sơ xử lý, trình cấp trên xử phạt hành chính số tiền 70.000.000 đồng.

Liên quan đến việc đảm bảo chất lượng mỳ ăn liền, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chuẩn TCVN 5777:2004 về mì ăn liền. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại mì ăn liền được đóng gói sẵn, có hoặc không kèm theo gói gia vị, hoặc mì đã được trộn/ phun sẵn gia vị; có thể ăn liền hoặc ăn liền sau khi ngâm trong nước sôi trong thời gian xác định.

Sau đó, TCVN 5777:2004 đã được thay thế bằng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7879:2008 (CODEX STAN 249:2006) về sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền. 

TCVN 7879:2008 áp dụng cho các loại sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền khác nhau. Sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền có thể được đóng gói cùng với gói gia vị, hoặc ở dạng sản phẩm có tẩm gia vị và có hoặc không đóng thành gói lẻ, hoặc gia vị được phun lên sản phẩm và được làm khô sẵn cho sử dụng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho mì sợi, mì ống.

Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên viện dẫn của các tiêu chuẩn:

TCVN 4591:1988, Đồ hộp. Phương pháp xác định hàm lượng muối ăn natri clorua.
TCVN 4829:1989 (ISO 6579:1983), Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung các phương pháp phát hiện Salmonella.
TCVN 4830:1989 (ISO 6888:1983), Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung phương pháp đếm vi khuẩn Staphylococcus aureus. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc
TCVN 4884:2001 (ISO 4833:1991), Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về định lượng vi sinh vật. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 0C.
TCVN 4991:1989 (ISO 7937:1985), Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về phương pháp đếm clostridium perfringens. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.
TCVN 4992:1989 (ISO 7932:1987), Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung đếm bacillus cereus. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 0C.
TCVN 4993:1989 (ISO 7954:1987), Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về đếm nấm men và nấm mốc. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 25 0C.
TCVN 5603:1998 [CAC/RCP 1-1969
TCVN 5604:1991 (ST SEV 4710 – 84), Sản phẩm thực phẩm và gia vị. Điều kiện chung để tiến hành đánh giá cảm quan.
TCVN 6121:1996 (ISO 3960:1977), Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định chỉ số peroxit.
TCVN 6127:1996 (ISO 660:1983), Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định chỉ số axit và độ axit.
TCVN 6404:1998 (ISO 7218:1997), Vi sinh vật trong thực phẩm và trong thức ăn gia súc. Nguyên tắc chung về kiểm tra vi sinh vật
TCVN 6846:2001 (ISO 7251:1993), Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về định lượng Escherichia coli giả định – Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất.
TCVN 6848:2001 (ISO 4832:1991), Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về định lượng Coliform. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.
TCVN 7087:2002 [CODEX STAN 1:1985 (), Amd. 1999 & 2001)], Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.
ISO 712:1998, Cereals and cereal products. Determination of moisture content. Routine reference method (Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc. Xác định độ ẩm. Phương pháp chuẩn thông thường).

Nguồn: VietQ.vn


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây