Xây dựng mô hình quản lý và chăm sóc bệnh nhân viêm gan tại cộng đồng

Gan là cơ quan tạng lớn nhất cơ thể, được ví như là “bộ máy lọc máu” chính trong cơ thể con người. Một trong những căn bệnh thường gặp về gan là bệnh viêm gan, đây là tình trạng viêm, hoại tử tế bào gan dưới nhiều mức độ và do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do vi rút viêm gan (A, B, C, D, E), viêm gan do thuốc và độc tố, gan nhiễm mỡ không do rượu. Căn bệnh này diễn tiến âm thầm khiến người bệnh khó nhận biết, rồi chuyển thành viêm gan mạn tính, cho tới khi làm suy giảm chức năng gan, dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

Xây dựng mô hình quản lý và chăm sóc bệnh nhân viêm gan tại cộng đồng

Để góp phần chăm sóc tốt bệnh nhân viêm gan, Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương đã triển khai thực hiện đề tài “ Xây dựng mô hình quản lý và chăm sóc bệnh nhân viêm gan tại tỉnh Hải Dương”. Đề tài được thực hiện trong thời gian 2 năm 2016, 2017. Qua khám sàng lọc, phỏng vấn về kiến thức một số bệnh viêm gan đối với 6.528 người dân trên địa bàn 12 xã, phường của tỉnh Hải Dương, Ban chủ nhiệm đề tài đã xây dựng cơ sở dữ liệu về việc quản lý, chăm sóc bệnh nhân viêm gan vi rút B, C, viêm gan do rượu và viêm gan nhiễm mỡ trong cộng đồng dân cư tỉnh Hải Dương.

Đối tượng tham gia khám sàng lọc ở nhóm tuổi 50 – 59 tuổi là lớn nhất (chiếm tỉ lệ 27,2%); nghề nghiệp nông dân là chủ yếu (71,9%); tỷ lệ nam giới tham gia nghiên cứu là 27,7%, ít hơn so với nữ giới (72,3%). Năm 2016, tỉ lệ bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B là 7,58%, mắc vi rút viêm gan C là 0,67%; viêm gan rượu chiếm 3,23%; gan nhiễm mỡ chiếm 20,65%. Một số biểu hiện lâm sàng và qua thăm khám sàng lọc bằng siêu âm như mệt mỏi, chán ăn, gan nhiễm mỡ, gan thô, xơ gan, giãn đường mật trong gan…

Về thực trạng quản lý bệnh nhân viêm gan tại các trạm y tế, qua khảo sát 259 trạm y tế thuộc tỉnh Hải Dương, chỉ có 12 đơn vị thống kê số người nhiễm vi rút viêm gan B; 2 đơn vị thống kê số người nhiễm vi rút viêm gan C; 5 đơn vị có thống kê số bệnh nhân gan nhiễm mỡ; 8 đơn vị có thống kê số bệnh nhân gan do rượu. 21,2 – 24,7 % số trạm y tế có thông báo cho người bệnh viêm gan đến khám định kỳ.
Chỉ có 2,3 – 5% trạm y tế lập danh sách theo dõi bệnh nhân viêm gan. Hình thức quản lý theo dõi bệnh nhân viêm gan chủ yếu bằng hồ sơ bệnh án giấy. Các chỉ số theo dõi người mắc viêm gan chủ yếu là khám lâm sàng (81,8%); siêu âm và xét nghiệm hóa sinh chỉ có 18,2%; không có cơ sở y tế nào làm được xét nghiệm định lượng HBV, HCV.

Việc triển khai đề tài đã cung cấp nguồn số liệu chính thức về thực trạng quản lý chăm sóc bệnh nhân viêm gan tại cộng đồng. Đề xuất mô hình áp dụng công nghệ thông tin quản lý bệnh nhân viêm gan có khả năng áp dụng tại tỉnh Hải Dương. Từ đó có thể áp dụng đối với việc quản lý các bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…

Anh Nguyên


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay38,467
  • Tháng hiện tại1,063,671
  • Tổng lượt truy cập3,768,875
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây