Toàn tỉnh Hải Dương hiện có 107.175 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có khoảng 62.793 ha đất chuyên trồng lúa, diện tích cây ăn quả 21.114 ha, sản lượng quả 200 tấn/năm. Trên địa bàn huyện Thanh Hà đã trồng gừng xen với hành lá, gừng trồng xen đu đủ, trồng dưới tán cây ăn quả như vải thiều, bưởi chủ yếu là trồng tận dụng diện tích nhỏ, chủ yếu là sử dụng trong gia đình. Tuy nhiên việc trồng gừng dưới tán cây ăn quả hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể, chính vì thế rất cần thiết nghiên cứu và hoàn thiện quy trình chăm sóc cho cây gừng khi trồng xen tại tỉnh Hải Dương.
Từ năm 2016 - 2017 được sự cho phép của UBND tỉnh Hải Dương, Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)đã thực hiện đề tài Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả tại Hải Dương do PGS.TS Ninh Thị Phíp làm chủ nhiệm đề tài. Nhằm nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng gừng dưới tán cây ăn quả phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương. Xây dựng mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả nhằm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích và phát triển bền vững cây gừng trồng dưới tán cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tổ chức kết nối tiêu thụ toàn bộ sản phẩm gừng của mô hình.
Năm 2016, mô hình của đề tài được xây dựng tại 12 xã, phường thuộc 6 huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương cụ thể như: huyện Kinh Môn, Chí Linh, Bình Giang, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Tp, Hải Dương. Mô hình được xây dựng có tổng diện tích 25 ha gừng trồng trong bao dưới tán cây chanh leo với 148 hộ tham gia thực hiện đề tài.
Các mô hình của đề tài được tiến hành trồng vào trung tuần tháng tư (bắt đầu từ ngày 13/4). Thời kỳ này nhiệt độ cao và nắng to kéo dài nên ở giai đoạn đầu cây mọc mầm và sinh trưởng khá chậm. Thời gian theo dõi được từ khi trồng đến khi mọc mầm của cây gừng Trâu ở các mô hình biến động từ 10 đến 15 ngày. Trong đó thời gian từ khi trồng đến mọc mầm nhanh nhất ở mô hình của xã Lê Hồng và Phạm Kha là 10 ngày. Thời gian từ trồng đến mọc mầm kéo dài nhất là 15 ngày ở mô hình thuộc xã Lê Ninh và Hiệp Hòa huyện Kinh Môn.
Năm 2016 có điều kiện thời tiết bất thuận với đối với sự sinh trưởng phát triển của cây gừng. Hầu hết các mô hình đều sinh trưởng phát triển biến động từ 272 đến 282 ngày. Trong đó mô hình tại xã Bình Minh, huyện Bình Giang và thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện có thời gian sinh trưởng dự kiến dài nhất trong các mô hình triển khai ở các địa điểm là 282 ngày. Thời gian sinh trưởng của cây gừng Trâu ngắn nhất là 272 ngày ở mô hình xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ và xã Thượng Quận, huyện Kinh Môn. Khả năng sinh trưởng, phát triển của cây gừng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: chiều cao cây, đường kính thân giả, số lá/nhánh, số nhánh/bao. Các chỉ tiêu trên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc. Chiều cao cây, đường kính thân có xu hướng tăng dần trong quá trình sinh trưởng.
Giai đoạn 90 ngày sau khi trồng là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất về chiều cao, đường kính thân giả. Chiều cao cây của giống gừng Trâu biến động từ 48 đến 58 cm. Trong đó chiều cao cây ở mô hình xã Hiệp Hòa huyện Kinh Môn thấp nhất đạt 48 cm và chiều cao cây lớn nhất ở mô hình thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện. Mô hình tại các xã Tái Sơn, Lê Hồng, phường Ái Quốc cây gừng Trâu đều có chiều cao cây là 53 cm. Chiều cao cây có xu hướng tăng dần từ 90 đến 150 ngày sau khi trồng. Tại thời điểm 120 ngày sau trồng, chiều cao cây của các mô hình biến động từ 62 đến 69 cm (tăng từ 11 đến 14 cm so với thời điểm 90 ngày sau trồng). Tại thời điểm này chiều cao cây ở mô hình xã Bình Minh, Đồng Lạc, TT. Thanh Miện, phường Tứ Minh cao nhất đạt 69 cm. Chiều cao cây thấp nhất ở mô hình xã Lê Hồng, xã Hiệp Hòa là 64 cm. Chiều cao cây tăng nhẹ từ giai đoạn 150 đến 210 ngày sau khi trồng. Chiều cao cây ở thời điểm 210 ngày sau trồng biến động từ 75,3 đến 78,6 cm. Trong đó mô hình ở xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ có chiều cao cây lớn nhất.
Tăng trưởng song song giữa chiều cao cây và đường kính thân giả. Tại thời điểm 90 ngày tăng trưởng mạnh nhất. Từ 90 đến 150 ngày và đến 210 ngày sau trồng đường kính thân giả có xu hướng tăng dần tuy nhiên mức độ tăng là rất chậm. Đường kính thân giả đánh giá mức độ sinh trưởng nhanh hay chậm, mức độ đồng đều trong quá trình sinh trưởng của từng mô hình. Đường kính thân giả của cây gừng Trâu của các mô hình tại 90 ngày sau trồng biến động từ 0,8 đến 0,95 cm. Trong đó đường kính thân giả ở lớn nhất ở xã Bình Minh và thấp nhất ở xã Lê Ninh. Đường kính thân giả ở 150 ngày sau trồng tăng từ 0,11 đến 0,15 cm so với đường kính thân giả ở thời điểm 90 ngày sau trồng. Đường kính thân giả lớn nhất ở 210 ngày sau trồng biến động từ 1,03 đến 1,1 cm. Sự sai khác về đường kính thân giả ở các mô hình là rất ít.
Bên cạnh sự phát triển về chiều cao cây, đường kính thân giả là sự phát triển của số lá/nhánh, số nhánh/bao tại các mô hình. Số lá trên thân rất có ý nghĩa trong việc quang hợp tổng hợp chất hữu cơ. Số lá càng nhiều thì diện tích quang hợp và khả năng tích lũy chất khô càng lớn. Số lá/nhánh, số nhánh/bao có xu hướng tăng dần trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Số lá/nhánh, số nhánh/bao tăng nhanh ở 90 đến 150 ngày sau trồng, tăng chậm dần lại. Tuy nhiên tới 210 ngày sau trồng số lá/nhánh và số nhánh/bao đạt giá trị tối đa.
Từ khi trồng đến 90 ngày sau trồng số lá tăng rất nhanh, trung bình mỗi ngày ra từ 0,25 - 0,33 lá. Tổng số lá sau trồng 90 ngày dao động từ 13,5 đến 17,5 lá/nhánh. Từ 90 đến 150 ngày sau trồng, số lá tăng lên từ 10 đến 15 lá/nhánh. Trong đó mô hình ở xã Bình Minh có số lá/nhánh cao nhất là 21,6 đến 26,8 lá/nhánh. Số lá/nhánh 210 ngày sau trồng ở các mô hình biến động từ 30,1 đến 34,7 lá/nhánh. Trong các địa điểm xây dựng mô hình ở phường Tứ Minh Bị thiệt hại hoàn toàn do bị ngập nước nên mô hình không cho thu hoạch.
Số nhánh/bao đánh giá khả năng đẻ nhánh và quyết định năng suất của mô hình. Số nhánh/bao ở các mô hình ở 90 ngày sau trồng đạt từ 3,2 đến 3,8 nhánh/khóm. Số nhánh/bao tăng dần ở 150 ngày sau trồng và đạt từ 10,2 đến 12,5 nhánh/khóm. Số nhánh/bao tăng chậm từ giai đoạn 150 đến 210 ngày sau trồng và đạt giá trị từ 13,5 đến 16,8 nhánh/khóm. Số nhánh/bao của mô hình ở xã Bình Minh và thị trấn Thanh Miện cao nhất là 16,8 nhánh/khóm và thấp nhất ở xã Lê Ninh là 13,5 nhánh/khóm.
Mô hình trồng gừng trong bao dưới tán cây ăn quả là một trong những mô hình đem lại hiệu quả cho người trồng. Hiệu quả của mô hình được đánh giá thông qua hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất canh tác, hiệu quả lâu dài trong quá trình trồng cây xen canh dưới tán cây ăn quả như tránh làm ảnh hưởng tới bộ rễ của cây ăn quả, hạn chế mức độ nhiễm sâu, bệnh hại. Trồng gừng trong bao dưới tán cây ăn quả cho thu hoạch trung bình khoảng 6,8 tấn/ha thì tổng chi phí sản xuất bao gồm tiền giống, giá thể, túi bầu, phân bón thuốc BVTV, nước tưới và công lao động hết 77 triệu đồng. Tổng thu nhập của mô hình đạt 88,4 triệu đồng/ha. Lãi thuần khi trồng 1 ha gừng dưới tán cây ăn quả là 14,5 triệu đồng/ha.
Năm 2017 đề tài tiếp tục triển khai mở rông mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả với diện tích 30 ha, trên 4 huyện bao gồm huyện Thanh Miện, huyện Tứ Kỳ, huyện Bình Giang và huyện Thanh Hà. Trong tháng 1/2017 Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề kết hợp cùng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Thanh Miện, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Bình Giang và các Hợp tác xã dịch vụ các xã Bình Minh (huyện Bình Giang), xã Tái sơn (huyện Tứ Kỳ), xã Thanh Hồng (huyện Thanh Hà) và các xã Lê Hồng, thị trấn Thanh Miện, xã Tiền Phong, xã Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện) để lựa chọn các hộ dân tham gia mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả. Kết quả đã chọn được 234 hộ dân tham gia mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả với quy mô diện tích 30 ha.
Số lá/nhánh, số nhánh/bao có xu hướng tăng dần trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Số lá/nhánh, số nhánh/bao tăng nhanh ở 90 đến 180 ngày sau trồng, tăng chậm dần lại. Tuy nhiên tới 270 ngày sau trồng số lá/nhánh và số nhánh/bao đạt giá trị tối đa. Từ khi trồng đến 90 ngày sau trồng số lá tăng rất nhanh, trung bình mỗi ngày ra từ 0,25 - 0,33 lá. Tổng số lá sau trồng 90 ngày dao động từ 13,5 đến 17,5 lá/nhánh. Từ 90 đến 150 ngày sau trồng, số lá tăng lên từ 10 đến 15 lá/nhánh. Số lá/nhánh 210 ngày sau trồng ở các mô hình biến động từ 30,1 đến 34,7 lá/nhánh.
Số nhánh/bao đánh giá khả năng đẻ nhánh và quyết định năng suất của mô hình. Số nhánh/bao ở các mô hình ở 90 ngày sau trồng đạt từ 3,2 đến 3,8 nhánh/khóm. Số nhánh/bao tăng dần ở 180 ngày sau trồng và đạt từ 10,2 đến 12,5 nhánh/khóm. Số nhánh/bao tăng chậm từ giai đoạn 150 đến 270 ngày sau trồng và đạt giá trị từ 13,5 đến 16,8 nhánh/khóm. Số nhánh/bao ở xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà cao nhất (16,4) và thấp nhất ở xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện là 13,5 nhánh/khóm. Năng suất thực thu của các mô hình biến động từ 8,20 đến 9,45 tấn/ha, trung bình đạt 8,5 tấn/ha. Mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả là một trong những mô hình đem lại hiệu quả cho người dân, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đã trồng cây ăn quả lâu năm. Mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả thực hiện năm 2016 (chủ yếu trồng dưới cây chanh leo), do gặp rất nhiều các yếu tố bất lợi đã không đem lại thành công như mông muốn chủa đơn vị chủ trì. Năng suất trung bình đạt 6,8 tấn/ha.
Năm 2017, rút ra bài học kinh nghiệm từ năm 2016, ban chủ nhiệm đề tài đã xin chuyển đối tượng trồng xen thành các loại cây ăn quả lâu năm khác như nhãn, vải, bưởi...., mô hình trồng gừng đã đạt được những thành công vượt trội. Năng suất trung bình của mô hình đạt 8,5 tấn/ha, có những hộ mô hình đạt tới > 10 tấn/ha (tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà), giá thu mua gừng tươi tại ruộng (tại thời điểm tháng 2/2018) là 10.000 - 12.000 đồng/kg, trên diện tích 1ha, ngoài thu nhập từ các cây trồng chính như nhãn, vải, bưởi, cam, quất, đu đủ ..., người dân còn thu được thêm khoảng15-20 triệu đồng từ cây gừng.
Trong năm 2016 đơn vị chủ trì đã phối hợp cùng HTX dịch vụ nông nghiệp địa phương tiến hành thu mua sản phẩm đề tài tại 2 điểm là xã Lê Hồng và thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện. Giá thu mua theo giá cam kết ban đầu 7.000 đồng/kg. Khối lượng thu mua đạt gần 2 tấn.
Trong năm 2017, đơn vị chủ trì đã tiến hành phối hợp cùng nhiều doanh nghiệp để định hướng tiêu thụ cho người dân. Tuy nhiên, do quy luật cung - cầu của thị trường, hầu hết các sản phẩm của mô hình bà con đều tự tiêu thụ bằng nhiều hình thức khác nhau: một phần bán cho thương lái đến thu mua tại ruộng, giá bán được 10.000 – 12.000 đồng/kg, một phần tự tiêu thụ tại các điểm chợ trong xã, huyện, giá bán được 15.000-17.000 đồng/kg.
Trong quá trình 2 năm 2016 và 2017 thực hiện đề tài: “Ứng dụng các TBKT xây dựng mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả tại Hải Dương” đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình trồng gừng 3 giống gừng: Gừng Trâu, gừng Dé, gừng QT1 dưới tán cây ăn quả tại tỉnh Hải Dương. Đề tài đã xác định được mức sử dụng phân NPK cho 3 giống gừng thí nghiệm như sau: Giống gừng Trâu và gừng QT1 thích hợp với mức bón: 1000 kg phân HCVS Sông Gianh + 450 kg NPK/1 ha. Giống gừng Dé sử dụng ở phân bón 1000 kg phân HCVS Sông Gianh + 400 kg NPK/1 ha là phù hợp. Xây dựng được mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả tại huyện Thanh Miện, huyện Kinh Môn, thành phố Hải Dương, huyện Chí Linh, huyện Tứ Kỳ, huyện Bình Giang với quy mô 55 ha với 384 hộ tham gia. Năng suất trung bình của mô hình năm 2016 thấp chỉ đạt 3,89 - 6,8 tấn/ha do ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 2,3. Năm 2017, mô hình sinh trưởng tốt, năng suất trung bình khá cao đạt 8,5 tấn/ha, sản lượng mô hình thu được 267,82 tấn.
Hải Ninh