Thị xã Chí Linh: Đa dạng tài nguyên sinh học

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa tổ chức nghiệm thu đề tài "Khảo sát, đánh giá hiện trạng các loài sinh vật có giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế ở hệ sinh thái tự nhiên vùng đồi núi thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương". PGS.TS Lê Đình Thủy làm chủ nhiệm đề tài.
Thị xã Chí Linh: Đa dạng tài nguyên sinh học
Đề tài thực hiện trong 2 năm: 2011 và 2012, khảo sát và điều tra ở 8 xã, phường thuộc thị xã Chí Linh là Hoàng Hoa Thám, Bắc An, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, An Lạc, Cộng Hòa, Văn An và Lê Lợi. Kết quả đã điều tra được gần 1.200 loài sinh vật, trong đó có nhiều loài sinh vật có giá trị về bảo tồn nguồn gien và giá trị kinh tế. Cụ thể là: điều tra được 645 loài thực vật; 44 loài thú; 147 loài chim;66 loài Bò sát, Ếch nhái; 208 loài côn trùng; 53 loài thực vật nổi; 36 loài động vật nổi; 53 loài động vật đáy; 53 loài cá. Trong số các loài sinh vật điều tra, có 302 loài thực vật có giá trị dùng làm thuốc, 102 loài làm thực phẩm, 112 loài gỗ, 85 loài dùng làm cảnh, 65 loài dùng chế biến sợi. Bên cạnh đó, nhiều loài sinh vật có giá trị bảo tồn nguồn gen, được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007, Danh lục đỏ IUCN 2010 và NĐ 32/2006, bao gồm: 18 loài thực vật, 2 loài thú, 13 loài chim, 10 loài bò sát, 2 loài côn trùng, ... Đặc biệt, đề tài đã phát hiện ra 2 loài tôm mới cho khoa học, trong đó có một loài tôm giống Macrobrachium Bate đã được công bố trên Tạp chí Sinh học của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hiện nay, một số yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động, thực vật có giá trị bảo tồn nguồn gien và giá trị kinh tế như: phun thuốc trừ côn trùng hại cây ăn quả(vải, nhãn), các trang trại trồng các loại cây này xen lẫn với rừng tự nhiên, qua đó tác động trực tiếp và gián tiếp lên thảm thực vật tự nhiên; thu hẹp diện tích đất rừng để trồng các cây công nghiệp như thông, keo, bạch đàn, qua đó làm giảm tính đa dạng thành phần loài của các loài côn trùng. Đặc biệt là hiện tượng người dân vào rừng thu hái trái phép các loài cây thuốc, cây lấy sợi, khai thác cây làm cảnh, bẫy bắt trộm các loài chim cảnh...
Vùng đồi núi thị xã Chí Linh là vùng duy nhất hiện nay còn giữ được tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái tự nhiên ở vùng đồi núi của tỉnh Hải Dương. Để bảo tồn tính đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên vùng đồi núi thị xã Chí Linh, cần thực hiện các giải pháp: thâm canh, phát triển rừng hiệu quả nhằm mục đích vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường ở các hệ sinh thái tự nhiên vùng đồi núi; tăng cường cơ chế và chính sách bảo vệ rừng và phát triển rừng. Các giải pháp cụ thể là: cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên; không quy hoạch lấy đất rừng sang mục đích khác; quản lý chặt chẽ việc khai thác trái phép các lâm sản ngoài gỗ, một số loài cây làm thuốc, một số cây làm cảnh (si, đa, lộc vừng); chú trọng phục hồi và bảo tồn những khu vực rừng có giá trị khoa học và kinh tế cao như rừng dẻ Hoàng Hoa Thám và Bắc An, khu rừng tự nhiên Thanh Mai, Đồng Châu (xã Hoàng Hoa Thám), khu rừng tự nhiên thôn Vành Liệng, Bãi Thảo, Cổ Mệnh (xã Bắc An); chính quyền địa phương khuyến cáo người dân tạm dừng khai thác củ nâu, củ mài, vỏ cây chân chim, vỏ cây Rè, nhựa cây Sau sau vì đây là những loài trữ lượng có hạn và mất nhiều thời gian để phục hồi; kiểm soát và ngăn chặn tình trạng người dân địa phương làm bẫy bắt chim rừng và dùng kích điện đánh bắt cá, tôm ở các hồ chứa nước, đập thủy điện...
Anh Nguyên

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập203
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,093,816
  • Tổng lượt truy cập3,799,020
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây