Tiềm năng tầng chứa nước Neogen tỉnh Hải Dương

Sáng ngày 29/11, Liên hiệp các Hội KHKT phối hợp với Hội Địa chất tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội thảo "Tiềm năng tầng chứa nước Neogen trên địa bàn tỉnh Hải Dương". Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày 6 tham luận đánh giá hiện trạng tiềm năng và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Tiềm năng tầng chứa nước Neogen tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương có nguồn tài nguyên nước dưới đất khá phong phú, bao gồm 6 tầng chứa nước: tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen; tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen; tầng chứa nước lỗ hổng – khe nứt trong trầm tích Neogen; tầng chứa nước khư nứt Trias; tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo trầm tích lục nguyên, hệ tầng Yên Phụ; tầng chứa nước khe nứt – Karst trong các thành tạo Carbonat. Theo số liệu quan trắc, tỉnh có trữ lượng nước khoảng trên 3 triệu m3 / ngày đêm. Trong đó, tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt trong trầm tích Neogen là tầng rất giàu nước và có diện tích phân bố lớn nhất của tỉnh Hải Dương, bao gồm thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và các huyện Nam Sách, Tứ Kỳ, Gia Lộc, ninh Giang, Bình Giang, Cẩm Giàng. Chiều sâu tầng chứa nước này từ 22,5 - 256 m; chiều sâu từ 0,6 -3,2 m; trữ lượng tiềm năng tầng chứa nước Neogen đã đánh giá sơ bộ đạt hơn 920 nghìn m3 /ngày đêm. Trong khi nguồn nước ngầm có khả năng bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, hóa chất, vi khuẩn thẩm thấu từ trên mặt đất, dưới đất thì các kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước trong tầng Neogen thành phố Hải Dương và khu vực phụ cận là rất tốt, các chỉ tiêu về vi sinh đáp ứng được các yêu cầu cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên nước có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái, do nhiều nguyên nhân như: Khai thác tùy tiện, quá mức thậm chí gây ra thông tầng; ô nhiễm từ các nguồn chất thải, nước thải từ các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, bệnh viện; việc khai thác chưa có quy hoạch, chưa phân biệt rõ nguồn nước mặt, nước nguồn, độ sâu khai thác... đã dẫn tới sự lãng phí rất lớn trong khai thác tài nguyên nước.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu Đại chất thủy văn về tầng chứa nước Neogen này còn quá ít. Trong thời gian tới, các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục đầu tư, tập trung nghiên cứu sâu về tầng chứa nước Neogen để xác định hiện trạng tài nguyên, phục vụ cho việc quy hoạch, khai thác sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên này.
Nguyễn Thị Ánh

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập181
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,104,566
  • Tổng lượt truy cập3,809,770
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây