Thịt bò cho đến nay là loại thực phẩm giàu chất đạm có hại nhất cho môi trường do các hoạt động chăn nuôi loài gia súc này. Đây là kết luận từ công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đăng trên tạp chí Proceedings của Viện hàn lâm khoa học quốc gia ngày 21/7.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Học viện Bard ở New York, Đại học Yale ở Connecticut và Viện khoa học Weizmann ở Rehovot, Israel, diện tích đất cần thiết để sản xuất ra thịt bò lớn gấp 28 lần so với khu vực đất trung bình cho ra các thực phẩm khác gồm sữa, trứng, thịt gia cầm hay thịt lợn.
Nuôi một con bò lấy thịt cũng cần lượng nước tưới tiêu lớn gấp 11 lần so với các loại gia súc gia cầm nuôi khác. Bò cũng tạo ra nhiều chất thải có hại cho môi trường hơn; lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và lượng nitơ phản ứng từ các chất thải của bò gấp lần lượt 5 và 6 lần so với các loài vật nuôi làm thực phẩm khác.
Theo các tác giả của nghiên cứu trên, ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc gia cầm đã "đóng góp" tới 1/5 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu đồng thời làm ô nhiễm nước và gây ảnh hưởng hệ sinh thái; trong đó, mức độ gây ô nhiễm môi trường của các sản phẩm thịt gia cầm, thịt lợn, trứng và sữa bò chỉ tương đương nhau còn thịt bò trung bình gây ô nhiễm gấp tới 10 lần các loại trên. Các nhà khoa học không tính toán tác hại của cá với môi trường do không đủ số liệu và loại thực phẩm này chỉ chiếm 5% khẩu phần ăn của người Mỹ.
Nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê trong 10 năm từ năm 2000 về đất đai, nguồn nước tưới tiêu và phân bón của các bộ ngành của Mỹ. Từ các số liệu chính thức, các nhà khoa học tính toán lượng tài nguyên cần thiết để sản xuất thịt từ từng loại gia súc, gia cầm.
Để mang lại 1 calo cho con người, cần 10 calo nạp vào các loại gia cầm và lợn, trong khi con số này ở bò là gần 40 calo. Trong khi đó, loại thịt bò của ngành công nghiệp nuôi bò thịt Mỹ vốn có tỷ lệ thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính ít hơn hẳn so với các quốc gia khác.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên về tác hại to lớn của ngành công nghiệp thịt bò đối với môi trường. Với thực tế, thịt bò hiện đóng góp tới 7% lượng calo trong khẩu phần ăn của người Mỹ, các tác giả nghiên cứu này khuyến cáo phương pháp hiệu quả nhất giảm thiểu tác hại tới môi trường là giảm lượng tiêu thụ thịt bò.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cũng cho rằng việc từ bỏ thịt bò không phải là phương án tốt nhất, mà cần áp dụng phương pháp chăn nuôi giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm từ bò như chăn thả trên đồng cỏ và giảm nuôi bằng các loại thức ăn công nghiệp./.
Nuôi một con bò lấy thịt cũng cần lượng nước tưới tiêu lớn gấp 11 lần so với các loại gia súc gia cầm nuôi khác. Bò cũng tạo ra nhiều chất thải có hại cho môi trường hơn; lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và lượng nitơ phản ứng từ các chất thải của bò gấp lần lượt 5 và 6 lần so với các loài vật nuôi làm thực phẩm khác.
Theo các tác giả của nghiên cứu trên, ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc gia cầm đã "đóng góp" tới 1/5 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu đồng thời làm ô nhiễm nước và gây ảnh hưởng hệ sinh thái; trong đó, mức độ gây ô nhiễm môi trường của các sản phẩm thịt gia cầm, thịt lợn, trứng và sữa bò chỉ tương đương nhau còn thịt bò trung bình gây ô nhiễm gấp tới 10 lần các loại trên. Các nhà khoa học không tính toán tác hại của cá với môi trường do không đủ số liệu và loại thực phẩm này chỉ chiếm 5% khẩu phần ăn của người Mỹ.
Nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê trong 10 năm từ năm 2000 về đất đai, nguồn nước tưới tiêu và phân bón của các bộ ngành của Mỹ. Từ các số liệu chính thức, các nhà khoa học tính toán lượng tài nguyên cần thiết để sản xuất thịt từ từng loại gia súc, gia cầm.
Để mang lại 1 calo cho con người, cần 10 calo nạp vào các loại gia cầm và lợn, trong khi con số này ở bò là gần 40 calo. Trong khi đó, loại thịt bò của ngành công nghiệp nuôi bò thịt Mỹ vốn có tỷ lệ thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính ít hơn hẳn so với các quốc gia khác.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên về tác hại to lớn của ngành công nghiệp thịt bò đối với môi trường. Với thực tế, thịt bò hiện đóng góp tới 7% lượng calo trong khẩu phần ăn của người Mỹ, các tác giả nghiên cứu này khuyến cáo phương pháp hiệu quả nhất giảm thiểu tác hại tới môi trường là giảm lượng tiêu thụ thịt bò.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cũng cho rằng việc từ bỏ thịt bò không phải là phương án tốt nhất, mà cần áp dụng phương pháp chăn nuôi giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm từ bò như chăn thả trên đồng cỏ và giảm nuôi bằng các loại thức ăn công nghiệp./.
Theo: TTXVN