Tuyên truyền về sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những nội dung của Chương trình 68 - Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Tại Hải Dương, đến tháng 9/2010, toàn tỉnh mới có khoảng trên 1000 đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, trong đó có khoảng 600 văn bằng bảo hộ được cấp. So với số liệu khoảng 5000 doanh nghiệp và hàng vạn cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động thì số lượng đơn và văn bằng nói trên vẫn còn khiêm tốn.
Năm 2010, Dự án Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh và truyền hình Hải Dương được triển khai. Mục tiêu của Dự án là : nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp tại Hải Dương về các vấn đề liên quan đến việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT; nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác quản lý và thực thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh.
Qua 1 năm thực hiện, Đài Phát thanh và truyền hình Hải Dương đã sản xuất 48 chương trình phát sóng theo định kỳ mỗi tuần 1 chương trình. Nội dung chương trình phát sóng đa dạng về nội dung và phong phú trong hình thức thể hiện, ở các thể loại: bản tin, phóng sự/tọa đàm, giải trí cùng chương trình, hỏi đáp pháp luật. Bản tin thời sự cập nhật những nội dung mới nhất, đem đến cho người xem cái nhìn toàn diện về các hoạt động SHTT của địa phương, trong nước và trên thế giới. 44 phóng sự giới thiệu về các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp điển hình trong việc xây dựng, phát triển tài sản trí tuệ về các lĩnh vực: nông nghiệp và thủy sản, cơ khí chế tạo, làng nghề, thương mại dịch vụ...Nhìn chung các phóng sự chuyên sâu về các vấn đề đang được doanh nghiệp quan tâm. Việc giới thiệu các doanh nghiệp đảm bảo dựa trên các đặc thù của doanh nghiệp và các vấn đề về SHTT. Để thu hút khán giả theo dõi, chương trình thực hiện tương tác truyền hình qua việc phát sóng các tiểu phẩm tình huống kèm theo câu hỏi để khán giả tham gia trả lời và có cơ hội trúng thưởng.
Chương trình phát sóng nhận được những phản hồi tích cực từ phía khán giả. Năm 2010, đã có 1.021 lượt khán giả gọi điện và nhắn tin đến chương trình; 518.231 lượt khán giả truy cập chương trình qua website để tham gia và nhận xét, góp ý về chương trình.
Nội dung thực hiện của Dự án đã đạt được kết quả trên các mục tiêu: Cập nhật thông tin chung về SHTT, khoa học công nghệ tại Hải Dương và các nơi khác nhằm giúp người dân Hải Dương nói chung nâng cao kiến thức về lĩnh vực này.
Thiết lập kênh tương tác giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp tại Hải Dương với các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Hỗ trợ các doanh nghiệp qua các tình huống cụ thể trên thực tế nhằm góp phần giải quyết các vưỡng mắc của doanh nghiệp về lĩnh vực SHTT. Khai thác và nhân rộng nội dung chương trình "Chắp cánh thương hiệu". Sản xuất và phát sóng thành công 48 chương trình "Sở hữu trí tuệ và cuộc sống" trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương và trên website của Đài.
Kết quả thực hiện Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về SHTT nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp Hải Dương. Qua đó tạo ra động lực mạnh mẽ khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực chủ động tham gia đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng uy tín, danh tiếng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Ông Lê Văn Định, Chủ tịch HĐQT Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công ( Hải Dương) khẳng định: đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ độc quyền là công việc vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng là một vấn đề khó và mới đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hải Dương. Tuyên truyền về SHTT là hành động đem lại lợi ích thiết thực góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung, để người tiêu dùng tin cậy thương hiệu của mình thì doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Mặc dù vậy, quá trình thực hiện Dự án cũng còn một số điểm hạn chế như: thông tin cập nhật chưa đầy đủ; tính hấp dẫn của chương trình chưa cao; một vài chương trình cho thấy câu trả lời tập trung ở một nhóm khán giả nhất định. SHTT là một vấn đề khoa học tương đối mới, đòi hỏi yêu cầu cao về nội dung và kỹ thuật. Để chương trình ngày càng hấp dẫn, một số kinh nghiệm cần được quan tâm hơn, như: huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào chương trình; thường xuyên đổi mới hình thức thể hiện, tăng cường hình thức thể hiện sinh động trực quan để người xem dễ tiếp nhận; tăng cường cập nhật thông tin SHTT ở các doanh nghiệp cũng như xây dựng thương hiệu các làng nghề, nhằm tạo tính cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp, làng nghề.
Qua 1 năm thực hiện, Đài Phát thanh và truyền hình Hải Dương đã sản xuất 48 chương trình phát sóng theo định kỳ mỗi tuần 1 chương trình. Nội dung chương trình phát sóng đa dạng về nội dung và phong phú trong hình thức thể hiện, ở các thể loại: bản tin, phóng sự/tọa đàm, giải trí cùng chương trình, hỏi đáp pháp luật. Bản tin thời sự cập nhật những nội dung mới nhất, đem đến cho người xem cái nhìn toàn diện về các hoạt động SHTT của địa phương, trong nước và trên thế giới. 44 phóng sự giới thiệu về các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp điển hình trong việc xây dựng, phát triển tài sản trí tuệ về các lĩnh vực: nông nghiệp và thủy sản, cơ khí chế tạo, làng nghề, thương mại dịch vụ...Nhìn chung các phóng sự chuyên sâu về các vấn đề đang được doanh nghiệp quan tâm. Việc giới thiệu các doanh nghiệp đảm bảo dựa trên các đặc thù của doanh nghiệp và các vấn đề về SHTT. Để thu hút khán giả theo dõi, chương trình thực hiện tương tác truyền hình qua việc phát sóng các tiểu phẩm tình huống kèm theo câu hỏi để khán giả tham gia trả lời và có cơ hội trúng thưởng.
Chương trình phát sóng nhận được những phản hồi tích cực từ phía khán giả. Năm 2010, đã có 1.021 lượt khán giả gọi điện và nhắn tin đến chương trình; 518.231 lượt khán giả truy cập chương trình qua website để tham gia và nhận xét, góp ý về chương trình.
Nội dung thực hiện của Dự án đã đạt được kết quả trên các mục tiêu: Cập nhật thông tin chung về SHTT, khoa học công nghệ tại Hải Dương và các nơi khác nhằm giúp người dân Hải Dương nói chung nâng cao kiến thức về lĩnh vực này.
Thiết lập kênh tương tác giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp tại Hải Dương với các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Hỗ trợ các doanh nghiệp qua các tình huống cụ thể trên thực tế nhằm góp phần giải quyết các vưỡng mắc của doanh nghiệp về lĩnh vực SHTT. Khai thác và nhân rộng nội dung chương trình "Chắp cánh thương hiệu". Sản xuất và phát sóng thành công 48 chương trình "Sở hữu trí tuệ và cuộc sống" trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương và trên website của Đài.
Kết quả thực hiện Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về SHTT nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp Hải Dương. Qua đó tạo ra động lực mạnh mẽ khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực chủ động tham gia đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng uy tín, danh tiếng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Ông Lê Văn Định, Chủ tịch HĐQT Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công ( Hải Dương) khẳng định: đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ độc quyền là công việc vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng là một vấn đề khó và mới đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hải Dương. Tuyên truyền về SHTT là hành động đem lại lợi ích thiết thực góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung, để người tiêu dùng tin cậy thương hiệu của mình thì doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Mặc dù vậy, quá trình thực hiện Dự án cũng còn một số điểm hạn chế như: thông tin cập nhật chưa đầy đủ; tính hấp dẫn của chương trình chưa cao; một vài chương trình cho thấy câu trả lời tập trung ở một nhóm khán giả nhất định. SHTT là một vấn đề khoa học tương đối mới, đòi hỏi yêu cầu cao về nội dung và kỹ thuật. Để chương trình ngày càng hấp dẫn, một số kinh nghiệm cần được quan tâm hơn, như: huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào chương trình; thường xuyên đổi mới hình thức thể hiện, tăng cường hình thức thể hiện sinh động trực quan để người xem dễ tiếp nhận; tăng cường cập nhật thông tin SHTT ở các doanh nghiệp cũng như xây dựng thương hiệu các làng nghề, nhằm tạo tính cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp, làng nghề.
Nguyễn Thị Ánh