Ngày 14 tháng 7 năm 2011, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu phần 1 đề tài "Sưu tầm, nghiên cứu, khôi phục, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải di sản Hán Nôm tại các di tích lịch sử- văn hóa tỉnh Hải Dương" do Hội Sử học thực hiện, ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài được thực hiện trong 3 năm từ 2010-2012.
Nội dung năm 2010 của đề tài là sưu tầm tổng thể di sản Hán-Nôm tại 4 di tích được xếp hạng Quốc gia có nhiều di sản Hán Nôm, đang phát huy giá trị tại địa phương; phiên âm dịch nghĩa, chú giải những tư liệu đã thu được; biên tập tập I Di sản Hán-Nôm Hải Dương.
Tại buổi nghiệm thu, các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu năm 2010. Đề tài đã nghiên cứu, khôi phục, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải 04 di tích lịch sử-văn hóa:Chùa Thanh Mai (xã Hoàng Hoa Thám, Chí Linh), Đền cao An Lạc (xã An Lạc, Chí Linh), Đền Cao An Phụ (xã An Sinh, Kinh Môn) và Động Kính Chủ (xã Phạm Mệnh, Kinh Môn) với 213 đơn vị tư liệu đã được dịch (có 38 đại tự, 77 câu đối, 11 sắc phong, 4 biển tự, 1 bài vị và 81 bia ký) và biên tập tập I sách Di sản Hán Nôm Hải Dương gồm 400 trang (cả nội dung và lời tựa).
Các đại biểu đã nhận xét, đánh giá đây là đề có giá trị khoa học, lần đầu tiên được dịch trọn bộ gồm trên 44.000 chữ hán của văn bản gốc, có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, phiên dịch một cách có hệ thống di sản Hán Nôm ở những di tích tiêu biểu, trong đó có văn bia để thế hệ sau thấy được vốn quý của dân tộc tại địa phương, qua đó có ý thức thừa kế và phát huy. Tiến sĩ Hà Bạch Đằng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài có nhiều phát hiện mới, có giá trị ứng dụng cao, đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài trong năm nay tiếp tục thực hiện và hoàn thiện việc nghiên cứu, khôi phục, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải 05 di tích: Đình Nội Hợp (xã Lê Ninh, Kinh Môn), Đình Huề Trì (xã An Phụ, Kinh Môn), Đình Đinh Văn Tả (Phường Quang Trung, thành phố Hải Dương), Chùa Minh Khánh (thị trấn Thanh Hà, Thanh Hà) và Chùa Động Ngọ (xã Tiền Tiến, Thanh Hà). Tại 05 di tích, dự kiến sưu tầm, khôi phục, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải 68 văn bia, 20 đạo sắc phong, 70 câu đối, 38 đại từ, 04 bản thần tích và biên tập tập II sách "Di sản Hán-Nôm Hải Dương".
Tại buổi nghiệm thu, các đại biểu đã nghe báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu năm 2010. Đề tài đã nghiên cứu, khôi phục, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải 04 di tích lịch sử-văn hóa:Chùa Thanh Mai (xã Hoàng Hoa Thám, Chí Linh), Đền cao An Lạc (xã An Lạc, Chí Linh), Đền Cao An Phụ (xã An Sinh, Kinh Môn) và Động Kính Chủ (xã Phạm Mệnh, Kinh Môn) với 213 đơn vị tư liệu đã được dịch (có 38 đại tự, 77 câu đối, 11 sắc phong, 4 biển tự, 1 bài vị và 81 bia ký) và biên tập tập I sách Di sản Hán Nôm Hải Dương gồm 400 trang (cả nội dung và lời tựa).
Các đại biểu đã nhận xét, đánh giá đây là đề có giá trị khoa học, lần đầu tiên được dịch trọn bộ gồm trên 44.000 chữ hán của văn bản gốc, có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, phiên dịch một cách có hệ thống di sản Hán Nôm ở những di tích tiêu biểu, trong đó có văn bia để thế hệ sau thấy được vốn quý của dân tộc tại địa phương, qua đó có ý thức thừa kế và phát huy. Tiến sĩ Hà Bạch Đằng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài có nhiều phát hiện mới, có giá trị ứng dụng cao, đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài trong năm nay tiếp tục thực hiện và hoàn thiện việc nghiên cứu, khôi phục, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải 05 di tích: Đình Nội Hợp (xã Lê Ninh, Kinh Môn), Đình Huề Trì (xã An Phụ, Kinh Môn), Đình Đinh Văn Tả (Phường Quang Trung, thành phố Hải Dương), Chùa Minh Khánh (thị trấn Thanh Hà, Thanh Hà) và Chùa Động Ngọ (xã Tiền Tiến, Thanh Hà). Tại 05 di tích, dự kiến sưu tầm, khôi phục, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải 68 văn bia, 20 đạo sắc phong, 70 câu đối, 38 đại từ, 04 bản thần tích và biên tập tập II sách "Di sản Hán-Nôm Hải Dương".
Nguyễn Thị Thuận