Sản xuất và các giải pháp chủ yếu tiêu thụ vải thiều

 

Vải thiều Hải Dương ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh và nâng cao đời sống, thu nhập cho người nông dân. Quả vải cũng là mặt hàng được trông đợi mang về nguồn thu lớn nhất cho người nông dân của huyện Thanh Hà, thị xã Chí Linh và  một số địa phương khác trong tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ nhân dân sản xuất và tiêu thụ vải thiều; người dân đã quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất do vậy năng suất, chất lượng quả vải ngày càng được nâng lên, thị trường tiêu thụ được mở rộng, giá bán ổn định.

Sản xuất và các giải pháp chủ yếu tiêu thụ vải thiều

Mùa vụ vải thiều năm 2017 tổng sản lượng vải của tỉnh Hải Dương thu hoạch và tiêu thụ là 29.097 tấn, tuy có giảm về sản lượng (sụt giảm khoảng 36% so với năm 2016 nguyên nhân là do thời tiết cuối năm 2016 và đầu năm 2017 nắng nóng kéo dài, ít mưa và rét nên tỷ lệ ra hoa của giống vải thiều hay tàu lai chỉ đạt 30 - 50%, diện tích đầu quả chỉ đạt 20%) nhưng giá bán được đánh giá cao nhất từ trước đến nay. Đầu mùa giá bán tại vườn là 60.000 đồng, chính vụ giá giảm xuống còn 28.000 - 30.0000 đồng. Thị trường tiêu thụ nội địa đạt trên 19.000 tấn, chiếm 65% tổng sản lượng, trong đó thị trường phía Nam tiêu thụ trên 10.500 tấn, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa, Thị trường xuất khẩu chiếm 35% đạt trên 10.097 tấn, trong đó thị trường Trung Quốc đạt 8.500 tấn (chiếm 85% tổng sản lượng xuất khẩu); các thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Pháp, Malaixia, Philipine, Thái Lan, Mỹ, Thụy Điển, Australia, Singapore, Canada và Hàn Quốc… đạt 1.597 tấn, chiếm 15% tổng sản lượng xuất khẩu.

Năm 2018, tỉnh Hải Dương đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu thực tế và có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn bà con nông dân kỹ thuật canh tác, chăm sóc vải thiều; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm. Với điều kiện thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng của cây vải, từ cuối năm 2017 đầu năm 2018 rét đến sớm từ cuối tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm, toàn mùa có 5 đợt rét đậm, rét hại, mưa ít khô hanh đã tạo điều kiện cây vải phân hóa mầm hoa, các trà vải đều có tỷ lệ cây ra hoa đạt trên 95%. Mặt khác, giai đoạn vải nở hoa, đậu quả tháng 3 đều tháng 4, thời tiết ấm, ít mưa nên các trà vải ra hoa, đậu quả thuận lợi, sâu bệnh phát sinh gây hại ít, tỷ lệ đậu quả cao và rất sai quả.

Năm 2018 là năm vải có sản lượng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây kể và tương đương năm 2008 là năm được mùa vải, diện tích là 13.500 ha, sản lượng là 68.000 tấn. Với diện tích trồng vải năm 2008 của tỉnh là 10.500 ha thì sản lượng đạt từ 55.000 - 60.000 tấn. Trong đó vải sớm 2500 ha, sản lượng dự kiến 20.000 tấn; vải thiều 8.000 ha, sản lượng dự kiến 35.000 - 40.000 tấn. Vải được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP 300 ha, sản lượng dự kiến 2.500 tấn. Diện tích nông dân được tập huấn, hướng dẫn và sản xuất theo quy trình VietGAP 8.000 ha, sản lượng dự kiến 35.000 tấn. Vải được Cục Bảo vệ thực vật Mỹ cấp mã số vùng trồng, đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ, Úc, EU là 13 vùng, diện tích 131,68 ha, sản lượng đủ điều kiện xuất khẩu dự kiến 1.000 tấn. Qua khảo sát ban đầu thì lượng đường và các loại Vitamin trong quả vải thiều năm nay cao hơn, mẫu mã đẹp hơn so với năm trước. Các địa phương đã hướng dẫn người dân triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo quản vải thiều, phấn đấu kéo dài thời gian bảo quản quả vải thiều tươi; từng bước hạn chế tính mùa vụ để phục vụ cho xuất khẩu vải thiều tươi đến các thị trường nước ngoài.

Nhằm xuất tiêu thụ vải thiều cho người dân, tỉnh Hải Dương đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều để các ngành, địa phương để chủ động từ khâu sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ vải thiều. Đối với thị trường nội địa, tỉnh Hải Dương xác định TP. Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là thị trường quan trọng. Đến nay, vải thiều Thanh Hà sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã được kết nối tiêu thụ ngay từ đầu vụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn Metro, Co.opmart, Happro, BigC, các chợ đầu mối hoa quả ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó tỉnh tiếp tục khơi thông, mở rộng, phát triển các thị trường mới có tiềm năng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Tỉnh Hải Dương cũng đã duy trì xuất khẩu quả vải tươi và vải thiều chế biến. Thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường truyền thống với phần lớn vải thiều tươi xuất khẩu tiêu thụ. Ngoài ra, tỉnh Hải Dương tiếp tục duy trì ổn định và nâng cao sản lượng xuất khẩu vào các thị trường đã có như: Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Pháp, Malaixia, Thái Lan, Mỹ, Thụy Điển. Australia, Canada, Hàn Quốc…. đẩy mạnh công tác kết nối, xúc tiến thương mại tìm kiếm mở rộng thị trường như Nhật Bản…Trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp thu mua vải thiều đia vào các thị trường nêu trên với số lượng lớn như Công ty TNHH MTV Hưng Việt, Công ty TNHH XNK nông lâm sản Thanh Hà, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Rồng Đỏ, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Kiên Giang, Công ty Agricare Việt Nam…dự kiến tiêu thụ trong nước khoảng 36.000 tấn, chiếm 60%; xuất khẩu khoảng 24.000 tấn, chiếm 40%.

Ngoài việc tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kiểu dáng bao bì, tem, nhãn hiệu hàng hóa, hình ảnh sản phẩm vải thiều, đặc biệt là vải thiều an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với khách trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Năm nay, tỉnh hải Dương cũng đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại bằng cách tổ chức Lễ hội vải thiều Thanh Hà - Hải Dương. Đây là dịp để bạn hàng thương nhân trong và ngoài nước trực tiếp đến thăm vùng cây ăn quả “Cây vải thiều lâu năm nhất - Cây vải tổ” đang được sản xuất với quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; cảm nhận rõ hơn về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Hải Dương đang trên đà phát triển.

Để công tác tiêu thụ vải thiều được thuận lợi với mục tiêu “được mùa nhưng không mất giá”, tỉnh Hải Dương đã tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm vải thiều trên các phương tiện truyền thông từ trung ương tới địa phương, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ vải thiều. Tăng cường kết nối giữa thương nhân tiêu thụ vải thiều của tỉnh với hiệp hội các nhà bán lẻ để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều tại các siêu thị, chợ đầu mối như BigC, Co.opmart, Hapro, Aeon… Chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Dương, Chợ đầu mối Long Biên. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ vải thiều bằng nguồn vốn lưu thông, nguồn điện cho các cơ sở  sản xuất thùng xốp, nước đá, các dịch vụ hỗ trợ cho thu hoạch và tiêu thụ vải thiều. Công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông trên các tuyến đường, không để xảy ra ùn tắc giao thông. Tăng cường công tác quản lý thị trường nhằm hạn chế tình trạng gian lận thương mại trong sản xuất, thu mua, chế biến vải thiều, hịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Hải Ninh

 

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay38,729
  • Tháng hiện tại1,063,933
  • Tổng lượt truy cập3,769,137
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây