Những quy định mới trong yêu cầu quản lý đo lường và một số lưu ý trong quá trình kiểm tra HĐGS

Theo quy định hiện nay của Luật Đo lường năm 2012, định lượng của hàng đóng gói sẵn (HĐGS) nhóm 2 ngoài việc phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường còn phải có dấu định lượng trên nhãn hàng hóa.
* Những điểm mới trong yêu cầu quản lý đo lường đối với HĐGS
          - Thứ nhất, yêu cầu kiểm soát đo lường: theo quy định trước đây tại Quyết định số 07/2008/QĐ-BKHCN, ngày 8/7/2008 thì Nhà nước chỉ thực hiện kiểm soát về đo lường đối với hàng hóa có tên trong Danh mục hàng đóng gói sẵn phải quản lý nhà nước về đo lường, còn theo quy định hiện nay tại Thông tư số 21/2014 TT-BKHCN, ngày 15/7/2014 (viết tắt là Thông tư 21), toàn bộ HĐGS phải được kiểm soát về đo lường.
Tuy nhiên, HĐGS được chia thành 02 nhóm (nhóm 1 và nhóm 2), HĐGS nhóm 2 được quản lý chặt chẽ hơn từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và bắt buộc ghi dấu định lượng trên nhãn của HĐGS. Đối với HĐGS nhóm 1 được quản lý theo nguyên tắc tự công bố bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của doanh nghiệp và tự nguyện sử dụng dấu định lượng. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán HĐGS phải có trách nhiệm thực hiện quy định về đo lường đối với HĐGS và chấp hành quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
          - Thứ 2, yêu cầu kỹ thuật đo lường: ngoài yêu cầu về đo lường, hiện nay HĐGS phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với lượng của HĐGS như cách ghi định lượng của HĐGS trên nhãn hàng hóa; hình dáng, kích thước …(Điều 4 Thông tư 21).
          - Thứ 3, dấu định lượng: Theo quy định của Luật Đo lường 2012, định lượng của HĐGS nhóm 2 ngoài việc phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường còn phải có dấu định lượng trên nhãn hàng hóa.
          - Thứ 4, việc kiểm tra nhà nước về đo lường đối với HĐGS: sau khi Luật Đo lường năm 2012 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2012/NĐ-CP, ngày 19/10/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điuền của Luật Đo lường năm 2012 (viết tắt Nghị định 86).
          Nghị định 86 quy định cơ quan thực hiện kiểm tra việc thu lợi bất chính do vi phạm pháp luật đo lường trong sản xuất, nhập khẩu HĐGS và cách xác định thu lợi bất chính và bên cạnh đó cũng quy định Bộ KH&CN hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường. Với quy định này Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN, ngày 17/12/2013 (viết tắt Thông tư 28) quy định một số nội dung cụ thể về kiểm tra nhà nước đối với HĐGS.
          Điểm khác biệt của Thông tư 28 so với quy định về kiểm tra đo lường đối với HĐGS của Quyết định số 02/2008/QĐ-BKHCN, ngày 25/02/2008 là phương pháp kiểm tra.
          * Một số lưu ý trong quá trình kiểm tra HĐGS
Thứ nhất, để xác định thời điểm sản xuất, nhập khẩu HĐGS, đoàn kiểm tra thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 1694/TĐC-ĐL, ngày 09/9/2014 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Thứ 2, đối với HĐGS được sản xuất, nhập khẩu bởi các doanh nghiệp nêu trong Công văn 149/TĐC-ĐL, ngày 29/01/2015 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thì Đoàn kiểm tra thực hiện theo Công văn này.
Thứ 3, hiện nay chiều cao chữ thể hiện định lượng trên nhãn thực phẩm được quy định tại Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT, ngày 27/10/2014 về hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn (viết tắt Thông tư liên tịch 34) không thống nhất với quy định tại Thông tư 21, cụ thể là: Khoản 3, Điều 3 Thông tư liên tịch 34 quy định “chiều cao chữ không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không thấp hơn 0,9 mm”. Tuy nhiên, tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21 quy định chiều cao tối thiểu của chữ và số thể hiện lượng của HĐGS trên nhãn hàng hóa là 2 mm.
Về vấn đề này Bộ KH&CN đã có Công văn số 321/BKHCN-TĐC, ngày 3/2/2015 gửi các Bộ đề nghị phương án giải quyết như sau:
Phương án 1: Liên bộ Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương xem xét, sửa đổi Thông tư liên tịch 34 liên quan đến nội dung không thống nhất vừa nêu như trên.
Phương án 2: Bộ KH&CN có hướng dẫn theo hướng HĐGS nói chung phải đáp ứng yêu cầu về kích thước tối thiểu của chữ và số thể hiện lượng của HĐGS theo quy định tại Thông tư 21, riêng thực phẩm bao gói sẵn thì áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch 34.
Trong thời gian chờ các cơ quan thống nhất phương án giải quyết, các cơ quan chức năng không áp dụng hình thức xử lý vi phạm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đóng gói sẵn không đáp ứng yêu cầu kích thước tối thiểu của chữ và số thể hiện lượng của hàng đóng gói sẵn theo Thông tư 21.
                                                                                Theo Skhcn.soctrang.gov.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay44,559
  • Tháng hiện tại1,069,763
  • Tổng lượt truy cập3,774,967
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây