Quyết định 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) chỉ rõ: Gạch xi măng cốt liệu (XMCL) chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 70%) trong tổng số VLXKN. Loại gạch này có những ưu điểm gì khiến nó trở thành sản phẩm chủ đạo, thưa ông?
Ông đánh giá như thế nào về năng lực của các DN sản xuất gạch XMCL hiện nay? Dưới góc độ một chuyên gia, ông có lời khuyên gì với họ?
Gạch XMCL đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ cách đây khá lâu nhưng đều do các hộ gia đình sản xuất. Do công nghệ, thiết bị máy móc lạc hậu, sản phẩm từ mô hình nhỏ lẻ này (thường được gọi là gạch pa-panh) có chất lượng thấp và chỉ được sử dụng cho các công trình phụ trợ như tường rào, nhà cấp bốn, công trình tạm... Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư đã tích cực nghiên cứu, tìm hiểu và đưa vào ứng dụng hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, sản xuất với quy mô lớn, cho ra đời sản phẩm với chất lượng cao, khắc phục được những nhược điểm của gạch pa-panh như cường độ chịu lực thấp, độ hút ẩm cao, kích thước không chuẩn.
Bộ Xây dựng đang rà soát hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu xây dựng, quy chuẩn, quy phạm, hướng dẫn sử dụng... dành cho VLXKN, dự kiến ban hành vào tháng 6 tới.
Hiện tại, các nhà máy sản xuất gạch XMCL nằm rải đều khắp các vùng có nguồn nguyên liệu như Bắc Giang, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Đặc biệt, Hà Nam tập trung nhiều nhà sản xuất với quy mô lớn, điển hình như Cty CP Gạch Khang Minh có công suất giai đoạn 1 lên tới 65 triệu viên/năm bởi địa phương này không chỉ có nguồn đá tự nhiên dồi dào mà còn gần Hà Nội - thị trường tiêu thụ VLXD lớn.
Với việc thực hiện Quyết định 15/2000/QĐ-BXD về việc quy đinh lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, Quyết định 121/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp VLXD đến hết năm 2020, các lò thủ công nung gạch đang dần bị xóa bỏ dẫn đến việc thiếu hụt nguồn cung và giá gạch cũng từ đó mà đội lên cao. Trong tình hình đó, tôi nghĩ, các doanh nghiệp nên không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm. Nếu làm được như vậy, trong tương lai không xa, gạch XMCL sẽ trở thành sản phẩm thay thế hoàn hảo cho gạch nung đất sét.
Việc sử dụng VLXKN mới chỉ giới hạn ở số ít các công trình lớn. Thực tế, người dân hiện nay chưa hiểu rõ về các loại VLXKN và thường "đánh đồng" nó với gạch nhẹ. Vậy cần có những giải pháp cụ thể gì để tuyên truyền cho VLXKN nói chung và từng loại VLXKN nói riêng?
Thực tế, kể từ khi Quyết định 567/QĐ-TTg ra đời, Bộ Xây dựng cũng đã triển khai rất nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền cho VLXKN ở tất cả các chủng loại, chứ không riêng gì vật liệu nhẹ. Tuy nhiên, hơn một năm nay các nhà sản xuất gạch nhẹ đã tích cực quảng bá cho loại sản phẩm bằng nhiều hình thức nên vô hình trung công chúng chỉ hiểu gạch không nung là gạch nhẹ và chưa biết đến các chủng loại gạch không nung khác.
Thời gian tới, bên cạnh công tác tuyên truyền của cơ quan nhà nước, các DN sản xuất VLXKN nói chung và nhà sản xuất gạch XMCL nói riêng cũng nên chủ động có kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo cho sản phẩm của mình.
Hiện nay mới chỉ có quy định sử dụng gạch không nung loại nhẹ để xây nhà cao tầng. Nên chăng chúng ta cần cụ thể hóa những quy định sử dụng cho từng loại VLXKN ?
Bộ Xây dựng đang rà soát hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu xây dựng, quy chuẩn, quy phạm, hướng dẫn sử dụng... dành cho VLXKN, dự kiến ban hành vào tháng 6 tới.
Ngoài ra, Bộ cũng có kế hoạch trình với Chính phủ đưa ra chế tài bắt buộc sử dụng VLXKN ở các công trình xây dựng. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng hiện tại gạch nung thủ công vẫn chiếm 35 - 40% trên tổng số gạch xây. Theo tôi, chúng ta vẫn ở quá trình giao thoa, cần có thời gian để VLXKN thay thế hoàn toàn gạch nung đất sét bằng lò thủ công chứ không phải chuyện một sớm một chiều. Để Bộ có cơ sở tham mưu với Chính phủ đưa ra các chế tài, trước tiên các nhà sản xuất VLXKN cần nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hiện nay trên toàn quốc các dây chuyền sản xuất gạch XMCL có công suất khoảng gần 2 tỷ viên QTC/năm và có trên 40 DN sản xuất gạch nhẹ với công suất cao nhất lên tới 200 nghìn m3/năm.
Theo Bộ Xây dựng