Vỏ trấu khi đốt sẽ cho một loại tro có chứa hàm lượng cao ôxyt silic (SiO2). Và, đây sẽ là loại phụ gia khá lý tưởng để chế tạo xi măng mác cao.
Đây là thành công của TS Huỳnh Quyền, cùng các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Cụ thể, trấu (vỏ thóc) đem đốt trong điều kiện dư khí ô xy, ở nhiệt độ từ 450 – 550 độ C, bằng lò đốt tầng sôi, sẽ thu được tro màu trắng.
Kết quả đốt tại phòng thí nghiệm của Trung tâm, trong tro màu trắng này hàm lượng SiO2 chiếm hơn 85%. Đây chính là chất lý tưởng để làm phụ gia trong sản xuất xi măng có cường độ cao (mác cao), ứng dụng cho các kết cấu chịu lực lớn.
Kết quả đốt tại phòng thí nghiệm của Trung tâm, trong tro màu trắng này hàm lượng SiO2 chiếm hơn 85%. Đây chính là chất lý tưởng để làm phụ gia trong sản xuất xi măng có cường độ cao (mác cao), ứng dụng cho các kết cấu chịu lực lớn.
Theo TS Quyền trấu trước khi đốt phải được xử lý bằng hóa chất. Trung bình một tấn trấu sẽ thu được từ 150 – 180kg tro dùng làm phụ gia.
Hiện TS Quyền đang mở rộng sâu hơn để đưa công nghệ này vào thực tế. Vừa giải quyết được vấn đề môi trường do trấu, bên cạnh đó sản xuất được phụ gia chất lượng cao thay thế nhập khẩu trực tiếp, hoặc nhập khẩu công nghệ để sản xuất.
Nguồn nhiệt phát ra từ việc đốt trấu sẽ dùng để sấy khô nông sản, hoặc tận dụng để phát điện.
Theo : BÁO ĐẤT VIỆT