Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải

Từ nhu cầu thực tế của TP.HCM, kết hợp với kinh nghiệm của các nước phát triển và các nước đã đi trước, có thể thấy việc ứng dụng CNTT trong quản lý chất thải có thể bao gồm: chứng từ điện tử (E - manifest) cho các chủ nguồn thải; thẻ điện tử (E - card) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cho các chủ vận chuyển; hệ thống quan trắc từ xa (TMS) cho các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển và chủ xử lý (bao gồm cả chôn lấp an toàn).

Hiện nay, phòng quản lý chất thải rắn Sở tài nguyên & môi trường TP.HCM đang triển khai phần mềm H - waste, E - manifest và E - card để đăng ký và quản lý chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý và chứng từ quản lý chất thải. Bên cạnh đó, phòng cũng đang hợp tác với khoa môi trường (ĐH bách khoa TP.HCM) nghiên cứu ứng dụng hệ thống GPS và TMS vào quản lý chất thải nguy hại. Sau khi các nghiên cứu này hoàn thiện, phòng sẽ xây dựng chương trình quản lý cho toàn thành phố, có tính đến phương án phối hợp với các tỉnh bạn.
Theo TS. Nguyễn Trung Việt, Sở tài nguyên & môi trường TP.HCM, chỉ tính riêng lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại, Sở tài nguyên & môi trường TP.HCM phải thực hiện 12.000 - 14.000 sổ đăng ký. Với tình hình thực tế hiện nay, mỗi cơ sở sản xuất vừa và nhỏ (khoảng 9.000 cơ sở) sử dụng 1 cuốn chứng từ quản lý chất thải nguy hại trong 1 tháng và mỗi nhà máy lớn sử dụng 1 cuốn chứng từ chỉ trong 1 tuần, gần 200 cơ sở y tế phải thu gom hàng ngày. Số liệu tính toán sơ bộ cho thấy, nếu nhập số liệu bằng tay, mỗi năm Sở tài nguyên & môi trường phải nhập 2.040.000 chứng từ, nếu mỗi người nhập được 200 chứng từ/ngày, thì phải cần đến 10.200 ngày công (tương đương ngày công làm việc của 40 người/năm). Đó là chưa tính đến với số lượng cán bộ môi trường các sở ngành, quận huyện... khoảng 300 người không thể theo dõi được các xe vận chuyển trên đường. Nếu tính đến cả công tác sàng lọc để kiểm tra, giám sát và thanh tra sẽ thấy khối lượng tăng khổng lồ. Từ đó, có thể khẳng định trong điều kiện hiện nay nếu không ứng dụng công nghệ thông tin, hiệu năng công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý môi trường (chất thải) nói riêng sẽ rất thấp, nếu không muốn nói là không quản lý được. Việc quản lý chất thải nói riêng và quản lý môi trường nói chung tại TP.HCM đang gặp phải khó khăn hầu như không thể giải quyết theo cách tiếp cận cổ điển.
Cho đến nay, trong điều kiện kinh tế, xã hội và kỹ thuật, việc ứng dụng CNTT kết hợp với các quy định chặt chẽ gần như là giải pháp duy nhất để giải quyết khó khăn trên.
Hiện hàng ngày TP.HCM thải ra khoảng trên 6.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, 1.000 - 1.500 tấn chất thải rắn xây dựng, 9 - 11 tấn chất thải rắn y tế, 200 - 250 m3 bùn hầm cầu. TP.HCM cũng là nơi tiếp nhận từ các tỉnh lân cận khoảng 1.000 tấn chất thải rắn công nghiệp, 100 – 150 tấn chất thải nguy hại mỗi ngày
nguồn : http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/7234/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-quan-ly-chat - thai.htm



Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập199
  • Hôm nay43,731
  • Tháng hiện tại1,391,004
  • Tổng lượt truy cập4,096,208
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây