Thúc đẩy năng suất các ngành chủ lực, nâng cao nội lực nền kinh tế

Năng suất lao động của một quốc gia là tổng hợp năng suất của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, muốn tăng năng suất của cả nền kinh tế trước hết phải tăng năng suất của từng ngành.

Trong thập kỷ qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá mạnh mẽ góp phần làm tăng năng suất lao động chung. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem là kênh tác động mạnh tới tăng năng suất lao động. Theo đó, năng suất lao động của một quốc gia được thúc đẩy bởi sự chuyển dịch lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp (như nông nghiệp) sang những ngành, khu vực có năng suất lao động cao hơn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng tác động mạnh mẽ tới tăng năng suất lao động từ 1990 đến 2010, nhưng giai đoạn 2011-2020 nâng cao năng suất nội ngành đang có xu hướng trở thành yếu tố tác động chính tới tăng năng suất lao động. Với giai đoạn 2021 – 2030 để nâng cao năng suất chung của nền kinh tế, cần xem xét tác động nâng cao năng suất nội ngành, đặc biệt những ngành kinh tế chủ lực đóng góp nhiều vào GDP hoặc có tỉ trọng lao động cao.

Để có các giải pháp nâng cao năng suất, cần đánh giá đúng thực trạng năng suất và tập trung tháo gỡ nút thắt đối với sự phát triển bền vững của từng ngành.

Năng suất lao động của ngành nông nghiệp còn thấp, do vậy, cần có những giải pháp thúc đẩy.

Do vậy, cơ quan quản lý cần đánh giá năng suất từng ngành, lĩnh vực để hàng năm có các chương trình hành động tháo gỡ những điểm nghẽn tác động giảm sút năng suất thực thi các hành động thúc đẩy nâng cao năng suất.

Các chương trình hành động nên tập trung vào các ngành đóng góp nhiều vào GDP hoặc tỉ trọng lao động cao, có đà tăng năng suất nhanh, điển hình như các ngành: công nghiệp, nông - lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ thương mại, xây dựng, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thông tin, truyền thông, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí.

Với ngành công nghiệp cần tập trung phát triển theo chiều sâu, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu ngành công nghiệp. Ưu tiên thu hút đầu tư những dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất.

Ngành nông nghiệp cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường...

Về thương mại, dịch vụ, phát triển đa dạng, chất lượng và bền vững các loại hình dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, tương xứng với lợi thế của từng địa phương. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng các loại hình dịch vụ và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Ngành sản xuất chế biến, chế tạo những năm qua đã có nhiều đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế

Với ngành sản xuất chế biến, chế tạo cần tiếp tục triển khai các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gãy, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất, nhập khẩu nguyên nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế. Tập trung cải tiến công nghệ, quản lý, năng lực sản xuất và nguồn nhân lực, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp thích nghi với xu hướng phát triển của thế giới và đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tiếp tục tạo ra sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân trong nước bằng cách loại bỏ các trở ngại (tiếp cận tín dụng, đất đai hoặc giảm thuế và miễn thuế) để khu vực này cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp khác nhất là với doanh nghiệp FDI. Xây dựng các chính sách tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển các ngành công nghệ trung bình và cao, giảm dần tỉ trọng của các ngành công nghiệp công nghệ thấp có mức năng suất lao động thấp.

Cùng với đó, các khuyến khích, hỗ trợ có thể thực hiện như phát triển nền tảng thương mại điện tử, trung gian và kết nối các thành viên của chuỗi giá trị, hỗ trợ cho nông dân/hộ sản xuất nhỏ trong việc áp dụng các thực hành sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn chế biến thực phẩm, tổ chức các hoạt động hợp tác xã hoặc hình thức chính thức khác để đạt được hiệu quả lớn hơn từ lợi thế kinh tế nhờ tăng quy mô.

Nguồn: Tạp chí Chất lượng Việt Nam (vietq.vn)


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,312,737
  • Tổng lượt truy cập4,017,941
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây