Thịt ngoại tràn ngập siêu thị: Người Việt tin thịt ngoại

        Nếu ngành chăn nuôi không tự thay đổi về chất lượng và giá cả, các doanh nghiệp không vào cuộc, thì ngành chăn nuôi Việt sẽ dần dần chết đi.        
Thịt ngoại tràn ngập siêu thị: Người Việt tin thịt ngoại

Thịt bò nội đen, dai, thích kiểu gì?

Trước thông tin bò Úc, trâu Ấn Độ, sụn non Tây Ban Nha, thịt gà Mỹ giá rẻ hơn thịt nội địa đang được bày bán tràn lan trong siêu thị Việt, TS Phạm Sỹ Tiệp – Trưởng Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện chăn nuôi cho rằng, thực chất, số lượng thịt nhập khẩu vào bán tại các siêu thị chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn, khoảng 5%, mặc dù giá rất rẻ.

Chia sẻ với Đất Việt, ông Tiệp cho biết: "Tôi nói ngay đến như thịt gà Mỹ, giá gà bán tại thị trường Việt Nam rẻ là vì họ bị cúm gia cầm, nên chấp nhận phải bán, thế nhưng, số lượng người tiêu dùng Việt lựa chọn mặt hàng này không nhiều, chủ yếu họ sẽ phân phối đến các quán ăn nhanh, bếp ăn tập thể cho công nhân.

Còn đại bộ phận người dân hiện nay vẫn chỉ ăn gà cả con, được nuôi thả tự nhiên trong vườn quê, giá thành đắt nhưng tươi. Riêng các loại thịt khác như thịt trâu Ấn Độ, thịt bò của Úc, giá bán rẻ hơn thịt trong nước thì chúng ta phải chấp nhận, do kinh tế thị trường".

TS Phạm Sỹ Tiệp, cho rằng: "Khi đã cam kết với WTO để mở cửa, các doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải làm, phải thay đổi để có thể cạnh tranh. Nó giống một đòn bẩy. Nếu như, các doanh nghiệp không thay đổi được để cạnh tranh, thì sẽ tự chết".

Tuy nhiên, ông Tiệp vẫn lạc quan, chúng ta sẽ mất một khoảng thời gian ban đầu để thích nghi, để thay đổi, làm cách nào đó để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng. Bởi lẽ, khi các doanh nghiệp bị dồn vào thế đường cùng không còn đường lùi, thì chắc chắn họ sẽ tự cải tiến để đi lên, lúc đầu phản ứng phụ sẽ là kém đi, nhưng sau rồi sẽ có phản ứng tích cực.

"Ở đây, có hai bài toán đặt ra cho ngành chăn nuôi đó là giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm sao để giá thịt trong nước bằng giá thịt nhập ngoại thì người dân mới mua. Muốn vậy, phải thay đổi khâu giống, thoát khỏi tình trạng con giống kém, nuôi dài ngày. Ngoài ra, khâu thức ăn chăn nuôi do phụ thuộc nước ngoài nên giá thành cao.

Nghĩa là chúng ta không chỉ kêu gọi khẩu hiệu Người Việt dùng hàng Việt, trong khi miếng thịt trông đen đen, thái ra ăn thì dai, trong khi, thịt bò Úc màu mè đẹp, thái ra ăn không dai", ông Tiệp nói.

Người Việt thích dùng hàng ngoại

Trong khi đó, ông Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội chăn nuôi Việt Nam lại cho rằng: "Sản xuất ra một sản phẩm nào thì cũng là phục vụ cho người tiêu dùng, nếu sản phẩm bị người tiêu dùng quay lưng lại, chọn sản phẩm khác thì phải xem lại khâu sản xuất, tổ chức sản xuất thế nào, các chính sách tạo điều kiện ra sao".


Đương nhiên, tất cả sản phẩm phải chịu kiểm soát của ngành thú y, của hải quan, nhưng kiểm soát đó cũng sẽ có nhiều trường hợp còn sót, nên có thể một số sản phẩm hết đát. Tuy nhiên, nguyên nhân chính mà chúng ta không thể không nhìn nhận là thịt nhập khẩu độ tin cậy cao hơn thịt nội địa. Bởi vì họ áp dụng các giải pháp kiểm tra đồng bộ, tối tân, vì không chỉ xuất khẩu sang Việt Nam, mà còn các nước, với giá rẻ nên tâm lý người tiêu dùng vẫn thích dùng hàng ngoại.Theo ông Trúc, việc sản phẩm thịt nhập khẩu rẻ hơn thịt Việt Nam là đương nhiên, là thực tế và chúng ta phải chấp nhận, vì họ sản xuất quy mô lớn nên giá phải chăng, hợp lý, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Khi Việt Nam chính thức chịu các ràng buộc của TPP, ông Trúc nhận định: "Ngành chăn nuôi muốn tồn tại khi gia nhập TPP thì phải thay đổi, đầu tư cả về chất lượng và giá cả, nó vừa là thách thức, vừa là thực tế, nhưng không phải không có lời giải.

Nếu như trong vòng 10 năm nữa thuế về 0%, thì chúng ta vẫn có thời gian để củng cố lại, tổ chức sản xuất, người sản xuất tăng quy mô, vận dụng công nghệ. Bản thân người quản lý có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho người chăn nuôi".

Theo: vcn.vnn.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay54,035
  • Tháng hiện tại1,244,960
  • Tổng lượt truy cập3,950,164
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây