Lợi ích và tác hại của X – QUANG]

Trong đời sống hiện nay, nguồn bức xạ đã góp phần đáng kể trong sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, bức xạ còn là mối nguy hiểm tác hại đến cuộc sống lâu dài của con người và môi trường nếu không được quan tâm.
Hiện nay, lĩnh vực y tế đang sử dụng khá phổ biến các nguồn bức xạ để phục vụ việc chẩn đoán, điều trị bệnh như máy X-Quang chẩn đoán, máy xạ trị và chất phóng xạ... Tuy nhiên, nếu không được đầu tư trang thiết bị đủ điều kiện an toàn và kiểm soát chặt chẽ thì đây lại là một tác hại rất nguy hiểm đối với nhân viên y tế, người bệnh và môi trường...
Vậy bức xạ là gì? Bức xạ là sự phát năng lượng vào môi trường dưới dạng tia (tia bức xạ). Bức xạ iôn hóa là bức xạ gây ra sự iôn hóa trong vật chất mà nó đi qua, gồm: Bức xạ dạng hạt như anpha, bêta, nơtrôn... và bức xạ dạng sóng điện từ như tia gamma, tia X.
Theo các chuyên gia y tế, tia X có vai trò hết sức quan trọng trong điều trị bệnh ung thư có mật độ cao, thuật ngữ gọi là xạ trị. Các loạt X-Quang khác nhau có lượng sóng khác nhau. Ví dụ, tia X dùng trong nhũ đồ .Nhũ đồ là cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư vú trước khi khối u đủ lớn để sờ thấy được. Nhũ đồ là một dạng X-Quang đặc biệt dành cho tuyến vú. Lượng sóng của tia X dùng trong nhũ đồ rất nhỏ) có lượng sóng ít hơn trong chụp X-Quang các hình ảnh xương, ngực, bụng… Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp phim X-Quang kiểm tra. Phim X-Quang giúp cho bác sĩ tìm ra và chẩn đoán bệnh mà với cách khám thông thường bác sĩ không thể nhìn thấy được. Ngoài ra phim X-Quang còn giúp thấy được các dấu hiệu sớm của bệnh để tiến hành điều trị trước khi bệnh nặng.
Bên cạnh những tác dụng của việc chụp X-Quang. Tia X rất độc hại, nếu chụp X-Quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới đề ra, cùng với việc đội ngũ bác sĩ chụp X-Quang không được trang bị đầy đủ kiến thức thì quả là điều nguy hiểm đối với người bệnh. Ngoài nguyên nhân từ máy chụp X-Quang không đạt chuẩn, bệnh nhân còn bị nhiễm xạ từ sự lạm dụng của bác sĩ (thời gian chụp, số lần chụp) Hậu quả của điều này thường rơi trực tiếp lên bệnh nhân. Thậm chí chất bài tiết của những người vừa chụp X-Quang cũng gây tác hại rất lớn đối với những người xung quanh.
Ở nước ta, mỗi năm có hàng ngàn người bị ung thư do nhiễm xạ. Theo các chuyên gia y học, tổn thương khi bị nhiễm xạ biểu hiện ở nhiều cơ quan như tủy xương (ngừng hoạt động), niêm mạc ruột (tiêu chảy, sụt cân), máu (nhiễm độc), da (ban đỏ, viêm da, sạm da), giảm sức đề kháng cơ thể, vô sinh, ung thư...
Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai chụp X-Quang là điều hết sức nguy hiểm đối với thai nhi. Có một điều hầu hết các bà mẹ đều không hay biết hoặc không được tư vấn: đó là việc siêu âm thai nhi và chụp X-Quang trong quá trình mang thai hầu hết sẽ bị ảnh hưởng bức xạ. Các bà mẹ nên hết sức thận trọng đối với việc siêu âm thai ngoài mục đích chẩn đoán bệnh, do bức xạ phát ra từ những chiếc máy được sử dụng có thể gây hại cho thai.
Nhiều người quan niệm do ra đời sau máy chụp X-Quang nên máy chụp cắt lớp CT an toàn hơn, nhưng thực tế không phải vậy. Việc chụp 64 lớp cắt có liều chiếu tia rất cao, nên bệnh nhân chắc chắn bị ảnh hưởng nhiều, vì thế người thầy thuốc (lẫn bệnh nhân) không nên lạm dụng phương pháp này.
Bức xạ là một trong những tác nhân có thliên quan tới bệnh tật, gây ra sự tổn thương bức xạ ở mức phân tử, tế bào và hệ thống cơ quan của con người. Cho nên trong những trường hợp tối cần thiết do yếu tố bệnh tật đòi hỏi và bạn không còn sự lựa chọn nào khác ngoài chụp X-Quang thì hãy lựa chọn biện pháp này. Đó là khuyến cáo của Bộ Y tế và các nghiên cứu khoa học.

Ái Vân ST(Sở KHCN ĐồngTháp)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây