Theo thuật ngữ chuyên môn an toàn bức xạ, μSv/h là giá trị đo suất liều bức xạ.
Chẳng hạn: Trong bản Thông tin tình hình sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản đăng trên của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 01/4/2011, giá trị suất liều bức xạ môi trường tại Hà Nội do Trung tâm Hỗ trợ an toàn bức xạ và Ứng phó sự cố (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) đo được là 0,172 μSv/h (làm tròn là 0,2 μSv/h).
Hiểu một cách đơn giản: Nếu giá trị suất liều bức xạ 0,2 μSv/h này ổn định liên tục ở Hà Nội trong tháng 4/2011 (30 ngày), bạn đang sống tại Hà Nội và ở ngoài trời liên tục 1 ngày (24 giờ), thì cơ thể mỗi bạn sẽ nhận được một liều phóng xạ (các nhà chuyên môn gọi là liều tích lũy) là:
0,2 μSv/h x 24 giờ x 30 ngày = 144 μSv
Quy đổi ra mili sivơ (mSv), ta có giá trị 0,144 mSv.
Đối với con người, đây là giá trị liều rất nhỏ.
Bởi vì:
- 3130 μSv là liều trung bình mà mỗi người dân trên thế giới nhận được trong 1 năm, trong đó: 2400 µSv từ bức xạ có nguồn gốc tự nhiên (đất đá, tia mặt trời,…); 610 µSv từ chiếu xạ y tế (chụp X-quang,…); 110 μSv từ các hoạt động của con người liên quan đến nguồn bức xạ và chỉ có 13 µSv từ tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.
- 10.000 μSv là liều mà trung bình mỗi người dân Braxin nhận được mỗi năm (Do phông môi trường ở đây cao).
- 400 μSv là liều nhận được sau mỗi chuyến bay khứ hồi Tokyo – New York.
- 600 μSv là liều nhận được mỗi lần chụp X-quang dạ dày.
- 50 μSv là liều nhận được mỗi lần chụp X-quang ngực.
(Nguồn: Bức xạ trong đời sống hàng ngày (Radiation in Daily Life), Bộ Văn hóa, Giáo dục, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản)
- 50000 µSv (50 mili sivơ) là giới hạn liều tích lũy hàng năm từ công việc đối với nhân viên bức xạ làm việc tại các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ, nhà máy điện hạt nhân,… theo tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA); trong 5 năm liên tục không quá 100000 µSv (100 mili sivơ) (giá trị này chưa tính liều tích lũy tự nhiên nói trên). Giá trị liều tích lũy này không ảnh hướng đến sức khỏe của người trong độ tuổi lao động.(Theo Cục an toàn bức xạ hạt nhân)