Theo đó, hành vi vi phạm quy định về lưu giữ, xử lý, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án phân loại, xử lý chất thải phóng xạ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Phân loại, xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng không theo phương án đã xây dựng hoặc không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế; không thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải phóng xạ ngay tại nguồn phát sinh; không tách chất thải phóng xạ ra khỏi chất thải thường khi thu gom, xử lý.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không làm báo cáo tình trạng chôn cất khi chôn cất chất thải phóng xạ; không lập bản đồ chôn cất gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chôn cất chất thải phóng xạ.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng nhiên liệu hạt nhân mà không có phương án xử lý, lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ hoặc địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; lựa chọn địa điểm xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ hoặc địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ không theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ công trình xây dựng đối với hành vi xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ hoặc địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đối với hành vi không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 7 ngày làm việc kể từ khi có thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; không bố trí biển báo bức xạ, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bức xạ, đèn báo hoạt động bức xạ tại cửa ra vào phòng đặt, vận hành thiết bị khi sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế... có thể bị phạt tiền từ 500 ngàn - 1 triệu đồng. Phạt tiền từ 2 triệu - 5 triệu đồng đối với hành vi tiến hành công việc bức xạ khi giấy phép hết hạn sử dụng không quá 30 ngày làm việc. Đối với hành vi sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, X-quang thú y không có giấy phép, bị phạt tiền từ 3 triệu - 6 triệu đồng.
Cũng liên quan đến an toàn bức xạ, đối với các hành vi: Để liều chiếu xạ đối với công chúng, liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ (NVBX) vượt quá liều giới hạn theo quy định; không kiểm xạ định kỳ nơi làm việc của NVBX theo quy định hoặc ít nhất một lần trong một năm; không trang bị liều kế cá nhân cho NVBX; không tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho NVBX ít nhất một lần trong 3 tháng... sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu - 6 triệu đồng. Phạt tiền từ 4 triệu - 8 triệu đồng đối với các hành vi: Không tiến hành kiểm định thiết bị X-quang chẩn đoán y tế định kỳ theo quy định; không hiệu chuẩn định kỳ nguồn xạ trị trong y tế theo quy định; không trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp cho người vận hành thiết bị X-quang...
Ngoài ra, tùy từng trường hợp, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; tháo dỡ công trình xây dựng, phần công trình xây dựng không có giấy phép, không đúng giấy phép hoặc không đúng thiết kế được phê duyệt và thu hồi chứng nhận kiểm tra an toàn đã cấp...
Nghị định này còn quy định các mức phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ, bao gồm: Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Cục An toàn bức xạ hạt nhân, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ; Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, công an nhân dân, hải quan và thanh tra chuyên ngành khác.
Theo Nghị định số 107/2013/NĐ-CP