Phát hiện ra nguyên tố thứ 117 trong bảng tuần hoàn hóa học

Các nhà vật lý Mỹ và Nga vừa khám phá ra một nguyên tố siêu nặng mới, từng được các nhà khoa học coi là một "liên kết thất lạc" hạt nhân. Nguyên tố thứ 117 này nặng hơn chì 40% và được đặt tên tạm thời là ununseptium, ngụ ý nhắc tới số lượng nguyên tử của nó.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên tố này chỉ đường tới một hỗn hợp của các nguyên tố ổn định và nặng hơn, có thể được sử dụng để tạo ra các vật liệu mới lạ và không dự đoán được.
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra 6 nguyên tử của nguyên tố này trong một chiếc máy gia tốc hạt, bằng cách va đập mạnh các nguyên tử canxi bằng một nguyên tố hiếm, nặng khác được gọi là berkelium. Việc khám phá ra nguyên tố thứ 117 này đã bổ sung vào chỗ trống cuối cùng trong Bản tuần hoàn gồm 118 nguyên tố. Bản Tuần hoàn, thường được treo trong các lớp học trên toàn thế giới, sắp xếp tất cả các nguyên tố hóa học đã được khám phá theo số lượng nguyên tử của chúng. Con số này phản ánh số lượng proton ở hạt nhân.
Giống như tất cả các nguyên tố siêu nặng, nguyên tố 117 không ổn định và chỉ có vòng đời một phần giây trước khi tự phân rã thành một lớp các nguyên tố và hạt nhẹ hơn. Nhóm nghiên cứu đã khám phá ra sự tồn tại của nguyên tố này bằng cách nghiên cứu các hạt "chị em" được phát ra khi nguyên tử này phân rã. Các nhà nghiên cứu cho biết, dữ liệu của họ đã ủng hộ lý thuyết cho rằng các nguyên tố siêu nặng chưa được khám phá có thể đang ở dưới dạng "nguyên tố bền" (Island of Stability). Do các nguyên tố mới tạo ra trở nên ngày càng nặng hơn, nên các nhà khoa học cho rằng, chúng sẽ trở nên ngày càng ổn định hơn so với vài mảnh vật chất tổng hợp được tạo ra cho tới nay.
Dawn Shaughness, thành viên của nhóm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm quốc gia Livermore Lawrence cho biết, trong tương lai những nguyên tố ổn định siêu nặng mới này có thể được sử dụng để tạo ra một lớp các vật liệu hoàn toàn mới với các mục đích sử dụng trong thực tiễn và trong khoa học không thể dự đoán được.
Theo Báo HĐKH
Nguồn: http://varans.gov.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây