Để kiểm soát việc sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiêu liệu hạt nhân tại Việt Nam, ngày 14/6/2010, Chính phủ đã ra Quyết định số 45/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân.
Đối tượng chịu sự chi phối của Quy chế này là:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiêu liệu hạt nhân.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức quốc tế thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân.
Quy chế quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trung ương (Bộ khoa học và Công nghệ) cũng như trách nhiệm của từng đối tượng chịu sự quản lý: trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn khác; trách nhiệm của tổ chức cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu và thiết bị chịu sự kiểm soát hạt nhân.
Ngoài ra, tại Điều 10 và Điều 11 của Quy chế còn quy định về các hoạt động, hình thức thanh tra của thanh tra quốc tế.
Đây là một trong những chuẩn bị đầu tiên tạo hành lang pháp lý cho sự tồn tại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu hạt nhân ở Việt Nam, đồng thời thể hiện sự đặc biệt quan tâm của nhà nước trong vấn đề năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.
(Chi tiết Quy chế bấm tại đây)
Tác giả: Đinh Thị Bình, chuyên viên Phòng QLCN và SHTT
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiêu liệu hạt nhân.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức quốc tế thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân.
Quy chế quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trung ương (Bộ khoa học và Công nghệ) cũng như trách nhiệm của từng đối tượng chịu sự quản lý: trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn khác; trách nhiệm của tổ chức cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu và thiết bị chịu sự kiểm soát hạt nhân.
Ngoài ra, tại Điều 10 và Điều 11 của Quy chế còn quy định về các hoạt động, hình thức thanh tra của thanh tra quốc tế.
Đây là một trong những chuẩn bị đầu tiên tạo hành lang pháp lý cho sự tồn tại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu hạt nhân ở Việt Nam, đồng thời thể hiện sự đặc biệt quan tâm của nhà nước trong vấn đề năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.
(Chi tiết Quy chế bấm tại đây)
Tác giả: Đinh Thị Bình, chuyên viên Phòng QLCN và SHTT