Bong bóng cao su có chứa nhiều hóa chất độc hại, không nên cho trẻ cầm nắm, hoặc thổi bóng bằng miệng Nghe nói các loại bong bóng cao su có chứa các chất độc hại... nó ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của trẻ? Biện pháp nào để phòng tránh? (Nguyễn Minh Ngọc, Q. Tân Bình, TP.HCM)
Nguyên liệu chính để sản xuất ra bong bóng cao su là mủ cao su lỏng, màu trắng đặc như sữa và được giữ lỏng nhờ có trộn sẵn amoniac... Khuôn làm bóng bằng gỗ hay kim loại như nhôm đồng, có hình tròn, dài, bầu dục… tùy theo ý định cho quả bóng hình gì. Nhúng khuôn vào thùng có đựng mủ lỏng, sau đó sấy khô và nhúng lại nhiếu lần đến khi đạt. Khi đạt yêu cầu rồi tháo bóng khỏi khuôn. Để bong bóng không dính vào nhau, người ta dùng bột nhẹ rắc lên. Thao tác này thường được sử dụng phẩm màu vô cơ hay hữu cơ tạo màu cho bong bóng.
Trong quá trình sản xuất bong bóng cao su, nhà sản xuất buộc phải sử dụng thêm một số chất phụ gia bao gồm các hóa chất như chất lưu hóa, chất xúc tác , chất dẻo hóa, chất chống oxy hóa, các chất tạo màu và chất độn. Như vậy, trong quá trình sản xuất bong bóng, ta thấy có khá nhiều hóa chất độc hại bao gồm các kim loại nặng, các acid hữu cơ, các loại màu công nghiệp. Tính chất độc hại của các loại hóa chất này khi vào trong cơ thể đã được chứng minh. Nhất là đối với trẻ nhỏ, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần chưa hoàn chỉnh của trẻ.
Có hai kiểu liên kết giữa các chất phụ gia và cao su, liên kết hóa học và liên kết vật lý. Trong liên kết hóa học, các phần tử phụ gia phản ứng và kết hợp chặt chẽ với các phần tử cao su, ở liên kết vật lý, chúng không kết hợp chặt chẽ với nhau mà chỉ nhốt giữ nhau.
Chính vì điều này, khi thổi giãn bong bóng cao su, các chất này thôi nhiễm ra khỏi hệ ,vì vậy các chất màu dính vào tay, miệng khi thổi bóng. Để phòng tránh nhiễm độc, không nên cho trẻ nhỏ cầm nắm trực tiếp vào bóng, tuyệt đối không nên thổi bóng bằng miệng, nếu cần phải thổi bóng qua vật trung gian như ống hút hoặc vỏ bút bi.
Trong quá trình sản xuất bong bóng cao su, nhà sản xuất buộc phải sử dụng thêm một số chất phụ gia bao gồm các hóa chất như chất lưu hóa, chất xúc tác , chất dẻo hóa, chất chống oxy hóa, các chất tạo màu và chất độn. Như vậy, trong quá trình sản xuất bong bóng, ta thấy có khá nhiều hóa chất độc hại bao gồm các kim loại nặng, các acid hữu cơ, các loại màu công nghiệp. Tính chất độc hại của các loại hóa chất này khi vào trong cơ thể đã được chứng minh. Nhất là đối với trẻ nhỏ, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần chưa hoàn chỉnh của trẻ.
Có hai kiểu liên kết giữa các chất phụ gia và cao su, liên kết hóa học và liên kết vật lý. Trong liên kết hóa học, các phần tử phụ gia phản ứng và kết hợp chặt chẽ với các phần tử cao su, ở liên kết vật lý, chúng không kết hợp chặt chẽ với nhau mà chỉ nhốt giữ nhau.
Chính vì điều này, khi thổi giãn bong bóng cao su, các chất này thôi nhiễm ra khỏi hệ ,vì vậy các chất màu dính vào tay, miệng khi thổi bóng. Để phòng tránh nhiễm độc, không nên cho trẻ nhỏ cầm nắm trực tiếp vào bóng, tuyệt đối không nên thổi bóng bằng miệng, nếu cần phải thổi bóng qua vật trung gian như ống hút hoặc vỏ bút bi.
(baodatviet.vn)