Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai LPG composite

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 27/2022/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai LPG composite.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai LPG composite

Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai LPG composite (ký hiệu QCVN 16:2022/BCT) quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, nhập khẩu, sửa chữa, kiểm định, thử nghiệm, tồn chứa, giao nhận, vận chuyển, lắp đặt và sử dụng chai LPG composite dung tích chứa từ 0,5 L đến 150 L, có mã HS 3923.30.20, 3923.30.90 hoặc 3923.90.90.

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết kế, chế tạo, nhập khẩu, sửa chữa, kiểm định, thử nghiệm, tồn chứa, giao nhận, vận chuyển, lắp đặt, sử dụng chai LPG composite quy định tại Điều 1 của Quy chuẩn này.

Tại Quy chuẩn kỹ thuật nêu rõ quy định về chứng nhận hợp quy, việc chứng nhận hợp quy đối với chai sản xuất trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất; Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

 

Ảnh minh họa.

Quy định về công bố hợp quy: Các chai sản xuất trong nước, nhập khẩu từ ngày có hiệu lực của quy chuẩn này phải thực hiện công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy phù hợp với các quy định có liên quan tại Phần II của Quy chuẩn này; Việc công bố hợp quy chai nhập khẩu phải dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (sau đây viết tắt là Thông tư số 36/2019/TT-BCT) hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN; Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy đối với chai sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT.

Về việc tổ chức thực hiện, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quy chuẩn này. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trên địa bàn quản lý. Trong quá trình thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này, trường hợp tổ chức, cá nhân có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết.

Nguồn: VietQ.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay47,625
  • Tháng hiện tại1,072,829
  • Tổng lượt truy cập3,778,033
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây