Sáng nay, Viện Đo lường Việt Nam phối hợp với Hội Đo lường Việt Nam tổ chức hội thảo về đo lường nhân kỷ niệm Ngày Đo lường thế giới (20/5). Chủ đề của ngày đo lường thế giới năm 2016 là "Đo trong thế giới động". Chủ đề được lựa chọn phù hợp với tốc độ thay đổi nhanh chóng của khoa học đo lường và nhu cầu của đo lường của thế giới.
Đo lường là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công bằng xã hội, góp pần bảo vệ quyền lợi nguwowiftieeu dùng, bảo đảm an toàn, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và đặc biệt là góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và người dân.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hùng Điệp - Vụ trưởng Vụ Đo lường (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) khẳng định, hoạt động đo lường ở nước ta đã và đang đóng góp tích cực trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và hội nhập quốc tế. Nhân sự kiện này, các vấn đề quan trọng như Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về hoạt động kiểm định, thử nghiệm và hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường và giới thiệu vè Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được các đại biểu thảo luận.
"Đây chính là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày đo lường Thế giới 2016 và là diễn đàn để các đại biểu đến từ cơ quan nhà nước, tổ chức KH&CN, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các nhà khoa học trao đổi nhằm thúc đẩy phát triển đo lường ở nước ta", ông Điệp cho biết.
Được biết quá trình hội nhập quốc tế về đo lường của Việt Nam đang được xúc tiến khá mạnh mẽ. Từ năm 1992 đến nay, Việt nam đã tham gia nhiều hoạt động vfa trở thành thành viên của nhiều tổ chức đo lường quốc tế: APMP, APLMF, APLAC, ILAC, OIML,...
Ngày Đo lường thế giới hàng năm là ngày kỷ niệm sự kiện ký công ước Mét 20/5/1875 của mười bảy quốc gia trên thế giới. Từ đó Công ước Mét đã đặt khuôn khổ cho sự hợp tác toàn cầu về đo lường trong các ứng dụng đo lường trong công nghiệp, thương mại và xã hội. Mục đích ra đời của công ước Mét là đảm bảo tính thống nhất trên toàn thế giới về đo lường.
Thông điệp của giám đốc BIPM nhân ngày đo lường thế giới 2016
Khi chúng tôi phản ánh về nhịp độ thay đổi mau lẹ của thế kỷ 21, chúng tôi có thể nói rằng “điều duy nhất không thay đổi là sự thay đổi bản thân điều đó”. Những nhu cầu về đo lường, và cách thức đáp ứng những nhu cầu này, không phải là ngoại lệ, điều đó thách thức việc mang lợi ích của hệ thống đo lường chính xác và ổn định vào thế giới động.
Rất nhiều nhu cầu của xã hội được đáp ứng bằng công nghệ mới, và đặc biệt là chính các phép đo chính xác và ổn định luôn sẵn sàng làm nền tảng cho chúng.
Sự hiểu biết chính xác các đại lượng động là nền tảng cho những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ cao dù nó là sự dịch chuyển tốc độ cao trong một đĩa từ, những thay đổi trong việc cung cấp và nhu cầu từ các nguồn năng lượng có thể tái tạo trên mạng lưới điện, hoặc sự nỗ lực để cải thiện môi trường và hiệu suất chất đốt trong công nghiệp hàng không vũ trụ. Các đại lượng động cũng có vai trò ngày càng tăng trong các ngành công nghiệp đã hình thành, ví dụ như phép cân động của xe lửa và xe tải, và việc theo dõi sự chấn động và những ảnh hưởng phát sinh từ lốp và động cơ của ô tô.
Những áp dụng này của đo lường động mang đến nhiều thách thức đặc biệt. Việc liên kết các chuẩn đo lường có độ chính xác cao và ổn định lâu dài tới đúng những phép đo động trong áp dụng hàng ngày là khó khăn và bản thân nó đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ.
Sự thích nghi khả năng đo lường của chúng tôi đối với thế giới động yêu cầu những bước đi rất khác nữa. Sự cần thiết “xử lý tương lai” Hệ đơn vị quốc tế (SI) là một trong các điều khiển quan trọng nhất đối với việc định nghĩa lại được dự kiến vào năm 2018. Những thay đổi sẽ đảm bảo lợi ích vạn năng lớn hơn của hệ thống đo lường thế giới và mở ra cơ hội mới cho những tiến bộ về khoa học và công nghệ trong tương lai.
Tất cả chúng tôi cần con người năng động trong những tổ chức năng động để đối diện với những thách thức về đo lường trong thế giới động.
Theo: VietQ