Đấu tranh ngăn chặn việc tiếp thị những thực phẩm có hại cho sức khỏe trẻ em

Chiều ngày 16/3 tại Hà Nội, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm Ngày Quyền của người tiêu dùng quốc tế, đồng thời cũng đã tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng.Các tham luận đã tập trung vào các vấn đề: Chất lượng VSATTP - mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay và trong tương lai (GS.TSKH. Lê Doãn Diên); Thực trạng vi phạm pháp luật đo lường và cách phòng tránh...

 

Được biết, chủ đề của Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới năm nay do Quốc tế người tiêu dùng (CI) đề ra là: "Đấu tranh ngăn chặn việc tiếp thị những thực phẩm có hại cho sức khỏe trẻ em"

Việc ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo, đường và muối cao cùng với tình trạng ít vận động thể lực đã sinh ra nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. Những loại bệnh có thể tránh được ấy đã dẫn đến những khoản chi phí khổng lồ cho việc săn sóc sức khỏe và chữa bệnh. Những trẻ em bị bệnh béo phì thì lớn lên cũng dễ bị béo phì và sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo thống kê, trên thế giới có ít nhất 22 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị quá cân hoặc béo phì. Ở Việt Nam, cùng với việc đời sống được cải thiện, nhiều trẻ em, đặc biệt là ở những thành thị cũng đang bị bệnh béo phì. Vì vậy chúng ta cần hành động để ngăn chặn sự lan tràn của dịch béo phì ở trẻ em

Một báo cáo của Tổ chức y tế thế giới xuất bản năm 2006 về việc Tiếp thị thực phẩm và nước ngọt cho trẻ em đã chỉ rõ ràng việc quảng cáo cho những thực phẩm có hàm lượng chất béo, chất đường và muối cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em, làm cho chúng thích ăn các đồ ăn trên và dẫn đến bị béo phì. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng trẻ em thích ăn các loại đồ ăn có đóng gói, có nhãn mác hơn là những thức ăn như thế nhưng không đóng gói, dán nhãn mác.

Ở một số nước, nạn béo phì ở trẻ em đã đến mức báo động, và ở một số nước khác, nó đang là quả bom hẹn giờ chờ nổ. Việc ăn uống quá nhiều hoặc ăn uống không cân đối đều là nguyên nhân gây nên béo phì. Nhiều bằng chứng đã chỉ rõ, ở những nước nghèo nhất, trẻ em lại càng dễ bị tác động bởi quảng cáo vì thường quảng cáo hay liên hệ với lối sống hiện đại mà chúng đang khao khát.

Năm 2006, những công ty xuyên quốc gia đã chi những khoản tiền khổng lồ cho quảng cáo thực phẩm:

- 7,8 tỉ đô la cho quảng cáo các đồ ăn.
- 4 tỉ đô la cho quảng cáo nước ngọt
- 1,1 tỉ đô la cho quảng cáo bánh kẹo

Quốc tế người tiêu dùng đã có nhiều cố gắng để vận động thông qua một nghị quyết của Hội đồng y tế thế giới, trong đó Tổ chức y tế thế giới cam kết: Cổ động cho việc tiếp thị có trách nhiệm về thực phẩm và đồ uống không có cồn cho trẻ em.

Quốc tế người tiêu dùng và Lực lượng đặc nhiệm quốc tế chống béo phì đã thảo ra bộ quy tắc mẫu để Tổ chức y tế thế giới, các Chính phủ và các công ty thực phẩm phê chuẩn. Bộ quy tắc mẫu bao gồm các nguyên tắc:

- Tập trung vào các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe như có hàm lượng chất béo, đường, muối cao.
- Tất cả trẻ em, thanh niên và người già đều được bảo vệ như nhau
- Tất cả các loại quảng cáo, tiếp thị và cổ động đều được quy định

Tháng 3/2009, Tổ chức y tế thế giới (WHO) dự kiến sẽ công bố để mọi người góp ý kiến về một bản dự thảo những khuyến nghị về tiếp thị, quảng cáo thực phẩm cho trẻ em. Tùy theo kết quả của cuộc tham khảo ý kiến này, những nước thành viên của Liên hiệp quốc dự định sẽ bỏ phiếu thông qua bản khuyến nghị cuối cùng tại Hội đồng y tế thế giới vào tháng 5/2010.

Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN đề nghị Bộ Y tế nước ta hãy ủng hộ bản Khuyến nghị về Quy tắc quốc tế về Tiếp thị thực phẩm cho trẻ em do Lực lượng đặc nhiệm quốc tế về chống béo phì soạn thảo, với nội dung:

- Cấm quảng cáo những loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong khoảng thời gian từ 6h sáng đến 9h tối trên TV và đài phát thanh.
- Không quảng cáo các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe và bằng các phương tiện mới (như trên website, các mạng xã hội và bằng tin nhắn).
- Không quảng cáo thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học.
- Không bán các loại thực phẩm có kèm tặng phẩm, đồ chơi, các bộ sưu tập để dụ dỗ trẻ em tiêu dùng thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.
- Không lợi dụng các thần tượng, tổ chức các cuộc thi, tranh hoạt hình để tiếp thị thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.

Ở nước ta, ngoài các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như đã nêu trên, người tiêu dùng chúng ta cũng cần tỉnh táo trước các thông tin thiếu trung thực về hàng hóa nói chung và đặc biệt là về thực phẩm như những thông tin sai lệnh trên bao bì của một số loại sữa nghèo đạm như vừa qua dư luận đã hết sức bức xúc

 

Theo Hanoimoi.com.vn

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay38,421
  • Tháng hiện tại1,063,625
  • Tổng lượt truy cập3,768,829
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây