Ngày 26 tháng 5 năm 2009, tại xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội thảo đầu bờ giống lúa Thục Hưng 6 thuộc đề tài "Xây dựng mô hình trình diễn thâm canh lúa lai theo Quy trình kỹ thuật của Trung Quốc để đạt năng suất tối đa tại tỉnh Hải Dương".
Tham dự hội nghị có lãnh đạo, và chuyên viên Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp-PTNT; đại diện một số sở, ban, ngành tỉnh, lãnh đạo UBND và phòng Nông nghiệp-PTNT một số huyện, lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giống Nghiệp Đại Dương, lãnh đạo xã và một số hộ nông dân thuộc huyện Thanh Hà tham gia mô hình.
Giống lúa Thục Hưng 6 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giống Nghiệp Đại Dương cung ứng được triển khai vụ Xuân 2009 ở 11 điểm của 11 huyện trên địa bàn tỉnh, mỗi điểm có qui mô 02 ha được xuất theo quy trình kỹ thuật của Trung Quốc và 500 m2 canh tác theo truyền thống địa phương. Mỗi điểm triển khai mô hình. Trong quá trình thực hiện được hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia Trung Quốc, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học kết hợp với cán bộ kỹ thuật cơ sở hướng dẫn nông dân gieo mạ, cấy lúa, bón phân, chăm bón, tưới nước, rút nước phơi ruộng, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình chặt chẽ.
Kết quả theo dõi tại xã Tiền Tiến (Thanh Hà) với mô hình thâm canh lúa lai theo qui trình kỹ thuật của Trung Quốc có cải tiến (cấy 25-30 khóm/m2, bón lót đậm, bón thúc 1 lần) đã khẳng định tính hơn hẳn so với mô hình thâm canh truyền thống của nông dân cả về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và năng suất.
Qua hội thảo, Ban chủ nhiệm đề tài khuyến cáo bà con nông dân nên áp dụng rộng rãi quy trình kỹ thuật của Trung Quốc vào thâm canh lúa. Khi áp dụng kỹ thuật này phải bón đủ phân và diện tích phải chủ động tưới tiêu, điều tiết nước theo nhu cầu sinh lý từng thời kỳ của lúa.
Giống lúa Thục Hưng 6 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giống Nghiệp Đại Dương cung ứng được triển khai vụ Xuân 2009 ở 11 điểm của 11 huyện trên địa bàn tỉnh, mỗi điểm có qui mô 02 ha được xuất theo quy trình kỹ thuật của Trung Quốc và 500 m2 canh tác theo truyền thống địa phương. Mỗi điểm triển khai mô hình. Trong quá trình thực hiện được hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia Trung Quốc, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học kết hợp với cán bộ kỹ thuật cơ sở hướng dẫn nông dân gieo mạ, cấy lúa, bón phân, chăm bón, tưới nước, rút nước phơi ruộng, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình chặt chẽ.
Kết quả theo dõi tại xã Tiền Tiến (Thanh Hà) với mô hình thâm canh lúa lai theo qui trình kỹ thuật của Trung Quốc có cải tiến (cấy 25-30 khóm/m2, bón lót đậm, bón thúc 1 lần) đã khẳng định tính hơn hẳn so với mô hình thâm canh truyền thống của nông dân cả về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và năng suất.
Qua hội thảo, Ban chủ nhiệm đề tài khuyến cáo bà con nông dân nên áp dụng rộng rãi quy trình kỹ thuật của Trung Quốc vào thâm canh lúa. Khi áp dụng kỹ thuật này phải bón đủ phân và diện tích phải chủ động tưới tiêu, điều tiết nước theo nhu cầu sinh lý từng thời kỳ của lúa.
Tin và Ảnh: Nguyễn Hoà Thuận