Giàn sạ lúa theo hàng do Công ty cổ phần nhựa Cần Thơ sản xuất, giàn cấu tạo đơn giản, thường có 6 ống gieo tổng chiều dài 2,6m. trong ống gieo có lỗ sạ hạt có thể điều chỉnh mật độ tuỳ ý. Khi gieo sạ bằng giàn so với gieo vãi truyền thống: Tiết kiệm 50-60% lượng hạt giống; giảm 30-40% công lao động (công gieo, tỉa dặm, thu hoạch); giảm 30% chi phí thuốc BVTV; chống đổ tốt, tăng năng suất 5-15%.
2. Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống.
- Hạt giống được ngâm lo nước từ 32-48 giờ tùy theo mùa vụ, cứ 8 giờ thay nước sạch 1 lần sau đó đem ủ (tránh dùng các dụng cụ bằng linon để ủ), thường xuyên kiểm tra mầm khi thấy mầm, rễ nhú dài bằng 2/3 hạt thóc đem gieo là đạt tiêu chuẩn (nếu mầm ngắn quá số hạt rơi xuống nhiều ruộng bị dày, ngược lại mấm dài quá số hạt rơi xuống ít ruộng sẽ bị thưa).
- Trong quá trình ủ khi rễ dài nhưng mầm ngắn thì ta phải điều chỉnh bằng cách ngâm nước để hạn chế rễ dài, khi mầm dài rễ ngắn ta phải ủ để khích thích phát triển rễ và hạn chế mầm phát triển.
3. Kỹ thuật làm đất.
Đất được cày bừa kỹ, bón lót theo qui trình kỹ thuật của từng giống, ruộng phải chang soi phẳng hình mui rùa tạo nên các rãnh thoát nước xung quanh ruộng, hoặc có thể chang soi theo luống, chiều rộng của luống là 2,6 m bằng với chiều dài của giàn gieo sạ để tạo điều kiện cho thoát nước trong ruộng giữa các luống dễ dàng hơn.
4. Kỹ thuật gieo hạt.
Sau khi ngâm hạt nảy mầm đảm bảo tiêu chuẩn ta dùng ca nhựa đi kèm với công cụ chia đều lượng hạt giống gieo trên đơn vị diện tích cho 6 hộp đựng mầm, đậy chặt nắp. Nếu gieo hạt lúa lai (1,0kg/sào) ta dùng dây cao su bịt hàng lỗ dày trên ống gieo. Nếu gieo hạt lúa thuần (1,2kg-1,5kg/sào) ta dùng dây cao su bịt hàng lỗ thưa trên ống gieo. Sau đó đặt ống gieo xuống sát bờ ruộng, người kéo cầm càng kéo công cụ đi đều, mắt hướng thẳng về bờ phía trước để tạo cho hàng và luống được thẳng. Khi đến đầu bờ người kéo bước lên trên bờ ruộng, dùng 2 tay nhấc giàn gieo đặt sát đầu bờ sao cho 1 bánh giàn gieo trùng với bánh giàn gieo ở luống vừa gieo tiếp tục bước đều tránh đi hoặc kéo giật cục.
5. Tỉa dặm và điều tiết nước.
- Khi lúa đã lên được 3 lá thật tiến hành tỉa dặm ở các góc ruộng và đầu bờ khi mật độ không đảm bảo (0,5 công lao động/360m2).
- Giữ nước trong ruộng 3-5cm từ khi lúa 1,5 lá đến kết thúc đẻ nhánh sau đó rút nước phơi ruộng 15-25 ngày (tùy theo thời tiết trong từng mùa vụ), tiếp tục đưa nước vào ruộng 7-10cm đến khi lúa chín sáp tháo cạn nước trong ruộng.
6. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
- Chăm sóc theo qui trình kỹ thuật của từng giống.
- Phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật.
Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng giàn sạ lúa gieo hàng Trung tâm Ứng dụng TBKH khuyến cáo:
- Nên tổ chức hộ liên gia bố trí ruộng liền vùng, liền khoảnh gieo cùng loại giống, cùng thời vụ để thuận lợi điều tiết các khâu: Làm đất, điều tiết nước, hạn chế di chuyển máy công tác.. .
- Cần tính toán khâu làm đất chuẩn bị ruộng và ngâm ủ hạt giống sao cho hợp lý tránh hiện tượng giống chờ ruộng hoặc ngược lại.
- Các địa phương nên xây dựng mô hình chuyên khâu từ chuyên làm đất, chuyên ngâm ủ mạ đến chuyên kéo giàn xạ...
NCĐ- Trung tâm Ứng dụng TBKH